Phát triển ngành nước bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nhằm bảo đảm nhu cầu cơ bản thiết yếu cho người dân, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đối mặt tình trạng ô nhiễm môi trường nước, ngập úng do tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế-xã hội nhanh, tác động biến đổi khí hậu, đặc biệt tại các đô thị lớn. Điều này đang ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của các đô thị, khu dân cư.
Ông Nguyễn Mạnh Toán, Giám đốc Công ty Than Thống Nhất (Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam - TKV) cho biết, từ 21 giờ ngày 9/9, ngành điện đã cấp điện trở lại trong khu vực, công ty tiến hành ngay việc củng cố đường lò, công trường sản xuất,... Bắt đầu từ ca 1 ngày 10/9, công ty triển khai hoạt động sản xuất, khai thác than bình thường. Ngay trong ca đầu tiên, công ty đã sản xuất được hơn 1.500 tấn than, đạt khoảng 70% sản lượng so với thông thường.
Nhà ngập, phố xá biến thành sông, người-xe bì bõm "bơi" trong nước mưa pha lẫn nước cống… là hình ảnh quen thuộc ở nhiều đô thị sau mỗi trận mưa lớn. Tình trạng này lặp đi lặp lại đã nhiều năm, khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, sản xuất, kinh doanh đình trệ.
Với dự báo thời tiết diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường, nắng nóng xuất hiện nhiều hơn kèm theo nguy cơ xảy ra những trận mưa lớn cục bộ trong thời gian ngắn, không theo quy luật, thành phố Hà Nội chủ động lập kế hoạch thoát nước mùa mưa 2024.
Đóng vai trò quan trọng cho hệ thống thoát nước của Thủ đô, nhưng hiện nay, bốn con sông: Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu đang bị ô nhiễm nặng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị và sức khỏe của người dân trong khu vực.
Ứng phó với biến đổi khí hậu tại các đô thị miền trung trước hết là ứng phó với hai hiện tượng thời tiết cực đoan, nguy hiểm nhất là bão và mưa lớn gây ngập lụt. Mỗi địa phương đều triển khai nhiều giải pháp trước mắt để hạn chế phần nào tình trạng ngập lụt đô thị; đồng thời, khẩn trương nghiên cứu, khảo sát, tìm giải pháp phòng chống ngập lụt, giảm thiệt hại về người và tài sản là vấn đề bức thiết của chính quyền các tỉnh miền trung.
Mưa lũ ở miền trung trong năm qua và gần đây ngày càng lớn, gây ngập lụt nghiêm trọng không chỉ vùng nông thôn, vùng thấp trũng, ven sông suối… mà các đô thị lớn cũng thường xuyên bị ngập lụt với tần suất và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến đời sống, sản xuất và tính mạng người dân. Việc tìm giải pháp phòng chống ngập lụt, giảm thiệt hại đang là vấn đề bức thiết của các địa phương tại khu vực này.
Với mục tiêu nâng cao năng lực tiêu thoát nước, cải thiện chất lượng môi trường, thời gian qua Công ty Thoát nước Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ và chuyển đổi số trong công tác quản lý, duy trì, vận hành hệ thống thoát nước đô thị.
Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố đang chuẩn bị đầu tư tám dự án thoát nước, xử lý nước thải bằng nguồn vốn ngân sách và ba dự án bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Mấy ngày qua ở nhiều địa phương phía bắc liên tục có mưa, khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu bị ngập úng. Ngành thủy lợi và các địa phương đang khẩn trương thực hiện các biện pháp tiêu nước, bảo vệ cho các diện tích sản xuất nông nghiệp.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai đợt giám sát chuyên đề về việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý thoát nước và xử lý nước thải. Kết quả giám sát bước đầu cho thấy, công tác quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn đang có nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
Sau khi hoàn thành việc đầu tư 24% cổ phần của DNP Water, DNP và Samsung Engineering đã dành 2 ngày tổ chức hội thảo khoa học về thoát nước và nước thải tại Việt Nam, nhằm tìm các giải pháp cụ thể dựa trên đóng góp của các nhà khoa học, quản lý và doanh nghiệp trong ngành.
Sáng 15/10, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa có công văn thông báo mở cửa biển sau bão số 8, cho phép tàu, thuyền ra khơi hoạt động bình thường từ 8 giờ 30 phút cùng ngày.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc yêu cầu các đơn vị bảo đảm cấp nước, vệ sinh môi trường, thoát nước đô thị phục vụ nhân dân trong thời gian giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19.