Thị trường hàng hóa chịu sức ép từ năng lượng tới nông sản

NDO -

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa tuần giao dịch 18-24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Thị trường hàng hóa chịu sức ép từ năng lượng tới nông sản, dòng tiền trú ẩn cũng rời khỏi kim loại quý -0

Mặc dù nhóm năng lượng và kim loại đều suy yếu trước triển vọng kinh tế kém tích cực, nhưng dòng tiền vẫn chảy mạnh vào kênh hàng hóa khi giới đầu tư luôn có thể tìm kiếm cơ hội với tính chất hai chiều của thị trường này. Qua đó, nâng giá trị giao dịch toàn Sở lên trung bình hơn 5.300 tỷ đồng mỗi phiên, tăng mạnh gần 20% so với mức trung bình của nửa đầu tháng 4.

Thị trường hàng hóa chịu sức ép từ năng lượng tới nông sản, dòng tiền trú ẩn cũng rời khỏi kim loại quý -0

Giá dầu lùi về gần mốc 100 USD

Năng lượng dẫn đầu đà giảm của nhóm hàng hóa trong tuần vừa qua, với giá dầu WTI giảm 4,05% xuống 102,07 USD/thùng còn giá dầu Brent giảm 4,52% xuống 106,65 USD/thùng.

Thị trường hàng hóa chịu sức ép từ năng lượng tới nông sản, dòng tiền trú ẩn cũng rời khỏi kim loại quý -0

Số ca nhiễm bệnh liên tục gia tăng ngay cả tại các khu vực đã tiến hành phong tỏa trong một thời gian dài như Thượng Hải khiến cho kế hoạch mở cửa trở lại sẽ vấp phải nhiều khó khăn. Điều này gây ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sản xuất, sinh hoạt của Trung Quốc và có thể khiến cho nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay trong tháng 4 giảm đến 20% so cùng kỳ năm trước, tương đương mức 1,2 triệu thùng/ngày.

Bên cạnh Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ dầu cũng đang có dấu hiệu suy yếu dần ở châu Âu do chi phí đắt đỏ. Theo dữ liệu mới của Euroilstock, các nhà máy lọc dầu ở châu Âu chỉ chế biến 9,04 triệu thùng dầu thô/ngày trong tháng 3, giảm 4% so một tháng trước đó.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới từ 4,4% xuống còn 3,6% trong năm 2022 cũng tạo ra áp lực chung đối với thị trường tài chính và thị trường dầu thô.

Thêm vào đó, việc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang FED cho biết sẽ chuyển sang chính sách thắt chặt tiền tệ, đồng thời cảnh báo về áp lực lạm phát cũng như khả năng kinh tế đình trệ trong phát biểu hôm thứ 5 cũng khiến cho chỉ số Dollar Index tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 2 năm. Điều này càng làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ các tài sản được định giá bằng đồng bạc xanh như dầu thô, và gây áp lực khiến giá tiếp tục điều chỉnh.

Kim loại quý bị bán tháo, kim loại cơ bản cũng lao dốc

Sắc đỏ cũng áp đảo bảng giá kim loại với cùng nguyên nhân tương tự nhóm năng lượng. Các mặt hàng kim loại quý đồng loạt bị bán tháo với giá vàng giảm 2,3% về 1.929,7 USD/ounce, giá bạc giảm 5,6% về 24,3 USD/ounce. Giá bạch kim giảm mạnh nhất nhóm, với mức đóng cửa thấp hơn gần 7% còn 927 USD/ounce.

Thị trường hàng hóa chịu sức ép từ năng lượng tới nông sản, dòng tiền trú ẩn cũng rời khỏi kim loại quý -0

Đối với nhóm kim loại cơ bản, tâm điểm thuộc về thị trường đồng khi giá đóng cửa tuần vừa qua giảm hơn 3% về 4,58 USD/pound. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất trong vòng 6 tuần và khiến cho giá rớt khỏi khoảng đi ngang từ 4,65-4,8 USD/pound. Ngoài việc giá đồng cũng chịu sức ép nhất định từ đà tăng của đồng USD, triển vọng về nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc vẫn chưa cải thiện.

Trong khi đó, nỗi lo về nguồn cung lại được giải tỏa bớt, khi mà chính quyền Peru đã điều động quân đội để chấm dứt các cuộc biểu tình tại nhiều mỏ lớn, trong đó có mỏ Cuajone. Đồng thời, mức tồn kho trên Sở LME cũng tăng lên gần 140.000 tấn, cao nhất kể từ tháng 10/2021 đến nay, nên các nhà đầu tư cũng không gia tăng sức mua, nhất là khi giá đồng đang gần với đỉnh cao nhất mọi thời đại.

Giá quặng sắt giảm 2,4% về 150,1 USD/tấn và cũng là tuần thứ năm liên tiếp giá đi ngang trong khu vực 140-160 USD. Diễn biến giằng co này cho thấy sự cân bằng của các tin tức cơ bản, bởi hiện nhu cầu tiêu thụ quặng sắt đang giảm mạnh vì dịch bệnh ở Trung Quốc, song vẫn có những sự gia tăng ở các khu vực khác trên thế giới.

Nhóm đậu tương tăng mạnh, ngược chiều lúa mì

Lúa mì quay đầu giảm hơn 2% sau 2 tuần tăng giá liên tiếp trước đó. Lực bán đã chiếm thế áp đảo hầu như tất cả các phiên trong bối cảnh sản lượng lúa mì trong niên vụ tới tại Nga và Brazil được dự báo sẽ được cải thiện.

Ảnh hưởng tiêu cực từ diễn biến của lúa mì cũng khiến cho giá ngô cũng quay đầu giảm vào cuối tuần, nhưng vẫn giữ được mức tăng nhẹ sau khi chạm mốc cao nhất trong vòng 10 năm.

Tại Mỹ, tình hình gieo trồng của nông dân vẫn đang gặp nhiều cản trở do tuyết và thời tiết ẩm ướt tại khu vực vành đai ngô. Những bất lợi trên đã phản ánh vào báo cáo Tiến độ mùa vụ khi gieo trồng ngô Mỹ chỉ tăng 2% diện tích dự kiến trong tuần trước, thấp hơn mức dự đoán và chậm hơn mức trung bình lịch sử.

Trong khi đó, thời tiết khô hạn nhiều khả năng sẽ còn duy trì tại hầu hết các khu vực gieo trồng ngô vụ 2 của Brazil, với khoảng khoảng 30-40% diện tích ước tính đang ở trong điều kiện thiếu độ ẩm, cũng là yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá.

Thị trường hàng hóa chịu sức ép từ năng lượng tới nông sản, dòng tiền trú ẩn cũng rời khỏi kim loại quý -0

Cuối tuần trước, chính phủ Indonesia đã quyết định cấm xuất khẩu dầu ăn và nguyên liệu thô từ ngày 28/4 cho đến khi có quyết định tiếp theo. Đây được xem là biện pháp tạm thời và cần thiết nhằm bảo đảm nguồn cung và kiểm soát giá cả dầu thực vật. Thông tin này đã khiến cho giá dầu đậu tương tăng rất mạnh trong tuần vừa rồi và thiết lập mức kỷ lục mới ở gần 85 cents/pound.

Thị trường hàng hóa chịu sức ép từ năng lượng tới nông sản, dòng tiền trú ẩn cũng rời khỏi kim loại quý -0

Đà tăng mạnh của dầu đậu cũng kéo theo mức tăng hơn 2% của đậu tương, trong bối cảnh gieo trồng của Mỹ bị chậm do ảnh hưởng từ thời tiết ở Midwest. Tuy nhiên, diễn biến trái chiều với giá dầu đậu và hoạt động xuất khẩu được nối lại ở Argentina đã khiến giá khô đậu tiếp tục giảm tuần thứ 2 liên tiếp.