Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Kim loại quý phát huy vai trò là tài sản an toàn

Đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần 18/9, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến phân hóa giữa kim loại quý và kim loại cơ bản. Đối với nhóm kim loại quý, giá vàng và giá bạch kim nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, với mức tăng lần lượt là 0,5% và 0,95%, đóng cửa tại mức 1.933,14 USD/ounce và 938,3 USD/ounce. Giá bạc tăng lên 23,49 USD/ounce sau khi tăng 0,48%.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Thị trường kim loại chịu sức ép mạnh

Khép lại tuần giao dịch 4-11/9, bảng giá thị trường kim loại chìm trong sắc đỏ. Sau hai tuần tăng liên tiếp, giá các mặt hàng kim loại quý đồng loạt suy yếu; giá bạch kim dẫn dắt đà giảm của nhóm với mức giảm 7,63% xuống 894,8 USD/ounce. Đây cũng là tuần giảm mạnh nhất của giá bạch kim kể từ tháng 11/2021. Giá bạc cũng ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong gần 3 tháng khi giảm 5,65% xuống 23,17 USD/ounce. Giá vàng đóng cửa tuần tại mức 1.917,81 USD/ounce sau khi giảm 1,08%.
Bộ đội Biên phòng An Giang triệt phá chuyên án buôn lậu vàng qua biên giới. (Ảnh: Bộ đội Biên phòng)

Tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới vào Việt Nam vẫn phức tạp

Những năm gần đây, tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới vào Việt Nam vẫn diễn ra cho dù lực lượng chức năng liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vận chuyển trái phép vàng, vụ việc sau số lượng lớn hơn vụ việc trước, cho thấy tình hình buôn lậu vàng vẫn còn nóng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
(Ảnh: Reuters)

Chỉ số hàng hóa MXV-Index tăng ngày thứ 6, lên mức cao nhất 6 tuần

Lực mua hoàn toàn áp đảo trên thị trường hàng hóa trong ngày giao dịch 18/4. 26 trên tổng số 31 mặt hàng đồng loạt đóng cửa tăng giá đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,69% lên 2.373 điểm, nối dài đà tăng sang phiên thứ 6 liên tiếp và đạt mức cao nhất trong hơn 6 tuần, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết. Giá trị giao dịch toàn Sở tăng mạnh 10,9% so ngày trước đó, lên mức 3.500 tỷ đồng.
Yếu tố cung cầu trở lại, giá hàng hóa thế giới xu hướng tăng

Yếu tố cung cầu trở lại, giá hàng hóa thế giới xu hướng tăng

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa hôm qua 30/3, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới lấy lại đà tăng sau phiên suy yếu nhẹ trước đó. Tuy nhiên, đà tăng khiêm tốn thể hiện qua mức tăng nhẹ 0,19% của chỉ số MXV- Index, lên 2.281 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 3.900 tỷ đồng.
(Ảnh: Reuters)

Kim loại quý: Đà phục hồi đầy thách thức trước loạt sức ép

Xu hướng phục hồi của giá các mặt hàng kim loại quý đã bắt đầu chững lại kể từ đầu năm nay và hiện đang trên đà giảm bởi các sức ép vĩ mô quay trở lại thị trường. Tuy nhiên, tốc độ suy yếu đang có những sự khác biệt nhất định khi giá bạch kim ghi nhận đà giảm mạnh hơn so giá bạc. Nguyên nhân chủ yếu do sự phụ thuộc vào tình hình sản xuất công nghiệp.
Ảnh minh họa: Reuters.

Bức tranh vĩ mô trong thời điểm tới tác động thế nào đến nhóm kim loại quý?

Thị trường kim loại quý đang dần lấy lại động lực tăng giá khi các nhà đầu tư cho rằng tốc độ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ chậm lại trong thời gian tới. Tuy nhiên, kiềm chế lạm phát là một hành trình dài hơi tiềm ẩn nhiều rủi ro về suy thoái kinh tế. Do đó, mặc dù có sự khởi sắc, đà phục hồi của nhóm kim loại quý vẫn sẽ vấp phải nhiều rào cản vĩ mô trong tương lai.
Ảnh minh họa. (Nguồn: REUTERS)

Thị trường kim loại quý đối diện với điều gì sau mức lạm phát kỷ lục tại Mỹ?

Sau 3 đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhằm kiềm chế lạm phát kể từ đầu năm đến nay, đồng Dollar Mỹ liên tục tăng cao và tạo sức ép tới thị trường kim loại quý. Tuy nhiên, lạm phát tại Mỹ vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt và tiếp tục lập đỉnh trong tháng 6, đã đặt giá bạc và bạch kim vào thách thức mới trong thời gian sắp tới.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Dầu thô phục hồi, giá quặng sắt lao dốc hơn 7%

Theo thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), chỉ số MXV-Index tăng nhẹ lên mức 2.914 điểm trong ngày Sở Chicago nghỉ Lễ kỷ niệm chấm dứt chế độ nô lệ. Điều này đã khiến giá trị giao dịch toàn Sở giảm một nửa, xuống còn 2.000 tỷ do ngũ cốc và hạt lấy dầu đều là các sản phẩm quan trọng được các nhà đầu tư trong nước ưu tiên lựa chọn giao dịch.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Thị trường kim loại quý liệu có còn là kênh trú ẩn an toàn sau khi FED tăng lãi suất?

Những mặt hàng như bạc và bạch kim cũng, vốn được coi là kênh trú ẩn an toàn hàng đầu hiện không tránh khỏi mức biến động lớn do lo ngại về các thay đổi trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Các nhà đầu tư hiện đều đang mong kết quả chờ cuộc họp chính sách trong tháng 5 sắp tới.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Reuters)

Cánh cửa tăng giá gần như đóng lại đối với các mặt hàng kim loại quý

Các thị trường đầu tư tài chính trải qua một năm 2021 bùng nổ, tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng duy trì được xu hướng tăng tới cuối năm. Trong số các nhóm hàng, dù ít nhận được sự chú ý như nhóm nông sản, hay dầu thô, các mặt hàng kim loại quý cũng vẫn có những mức biến động rất đáng kể. Và cũng như phần lớn các loai hàng hóa, giá bạc và bạch kim đều đang giảm mạnh trong cuối năm nay.

(Ảnh minh họa: Reuters).

Giá kim loại quý và giá kim loại công nghiệp diễn biến trái chiều

Theo thông tin từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch ngày 25/11, chỉ số MXV-Index điều chỉnh giảm nhẹ 0,1% về mức 2.398 điểm. Mặc dù nhóm năng lượng và kim loại ở Mỹ vẫn hoạt động, nhưng việc đóng cửa sớm hơn thường lệ và tâm lý hạn chế giao dịch trong kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn khiến cho chỉ số của 2 nhóm này đều suy yếu.