Bà Nguyễn Nga, kiến trúc sư Việt kiều Pháp, là một trong những người tâm huyết với việc bảo tồn cầu Long Biên, một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Dù sang Pháp từ nhỏ nhưng bà Nga luôn giữ nhiều ký ức về Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Thời gian qua, bà đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa để giới thiệu Hà Nội, Việt Nam ra thế giới.
Hà Nội luôn có sức hút đặc biệt và để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với nhiều người nước ngoài sống và làm việc tại đây. Hơn thế, có những người coi Hà Nội như quê hương thứ hai của mình với quyết định gắn bó lâu dài với thành phố này.
Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến-văn minh-hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu" diễn ra ngày 7/10/2024 tại Hà Nội, ông Nguyễn Đăng Hưng, Ban Chiến lược phát triển hạ tầng và đô thị Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có bài tham luận "Hà Nội - Trung tâm kinh tế khu vực phía bắc, động lực thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ". Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài tham luận.
Trong những năm qua, Hà Nội tiếp tục là điểm sáng trên bản đồ hội nhập quốc tế, là điểm hẹn quan trọng của các hoạt động giao lưu, đối ngoại và hợp tác quốc tế, điểm đến an toàn, tin cậy, điểm định cư lâu dài của nhiều người nước ngoài đến từ khắp nơi trên thế giới, qua đó góp phần lan tỏa hình ảnh về Việt Nam đổi mới, phát triển và hội nhập. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có dịp trò chuyện cùng ba người bạn Mỹ Latin, những người đã sống, làm việc và công tác tại Hà Nội, lắng nghe họ chia sẻ những cảm nhận và đánh giá tích cực về mảnh đất nghìn năm văn hiến này.
Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến-văn minh-hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu" diễn ra ngày 7/10/2024 tại Hà Nội, KTS Trần Ngọc Chính đã có bài tham luận "Quy hoạch Hà Nội qua các thời kỳ: Cơ hội và thách thức". Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài tham luận.
Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến-văn minh-hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu" nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc đã có bài tham luận về những vấn đề đặt ra trong công cuộc đô thị hóa của Hà Nội. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn tham luận tại Hội thảo.
Với trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần chủ động, sáng tạo, cùng ý chí phấn đấu không ngại gian khó, không sợ hy sinh của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trên suốt chặng đường lịch sử, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân Thủ đô đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Suốt 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và người dân Thủ đô đã không ngừng nỗ lực xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố năng động, hiện đại, phát huy vị thế của Thủ đô ngàn năm văn hiến, trở thành một trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu, điểm đến an toàn, thân thiện.
Khi nói đến Hà Nội, kiều bào tại Thái Lan lại nhớ về một thành phố thân thương, trìu mến nhưng cũng thật văn minh và hiện đại. Trước sự phát triển nhanh chóng của Hà Nội, nhiều kiều bào cho biết, họ đã đi từ ngạc nhiên đến trầm trồ và ngưỡng mộ sau mỗi lần quay lại Thủ đô.
Trong ký ức của người Việt xa xứ và bạn bè Nga, Hà Nội không chỉ là một thành phố cổ với những di tích lịch sử và văn hóa độc đáo, mà còn là một trung tâm sáng tạo không ngừng phát triển. Hà Nội đang thay đổi từng ngày, tiếp nhận những ý tưởng mới mẻ với những dự án sáng tạo, từ các quán cà phê, cửa hàng, cho đến các không gian văn hóa và nghệ thuật.
70 năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo của Thủ đô đã không ngừng phấn đấu gây dựng sự nghiệp "trồng người" ngày càng phát triển, góp phần rèn đức, luyện tài cho bao thế hệ chủ nhân của Hà Nội và đất nước. Giáo dục Thủ đô luôn là lá cờ đầu của cả nước, từng bước sánh vai với quốc tế.
Tháng 5/2016, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến công du tới Việt Nam đã ghé thăm và thưởng thức bún chả - một món ăn dân dã nổi tiếng tại Việt Nam tại quán bún chả Hương Liên.
Hà Nội, những khoảnh khắc tháng 10 thật đặc biệt. Từ Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 trên quảng trường Ba Đình, đến những ngày tháng lịch sử 10/10/1954, khi Thủ đô rực rỡ cờ hoa với niềm hân hoan tột cùng đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Theo ông Trịnh Đức Dụ, nguyên Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại UNESCO nhiệm kỳ 1996-1999, việc Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình đã thể hiện sự đánh giá rất cao của cộng đồng quốc tế đối với Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung; đồng thời tạo động lực phát triển cho Thủ đô trong hiện tại và tương lai.
Là người đã có quá trình nghiên cứu sâu, rộng và lâu dài về di sản kiến trúc Hà Nội cũng như có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc bảo tồn, trùng tu nhiều công trình, Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư (GS, TS, KTS) Hoàng Đạo Kính cho rằng nét văn hóa tinh thần nổi trội ở Hà Nội là văn hóa phố phường, chứa đựng rất nhiều đặc sắc, điển hình của Hà Nội và hiện đang tàn phai nhiều. Điều trăn trở là làm sao để nhận ra, duy trì được những nét văn hóa đó trong thế tương quan phát triển đối nghịch như hiện nay.
Thăng Long-Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, nơi tiếp nhận và lắng đọng tinh hoa của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc. Nét cổ kính pha lẫn hiện đại cùng đời sống văn hóa có bề dày nghìn năm của thành phố bên bờ sông Hồng luôn ở trong trái tim những người đi xa, đồng thời để lại ấn tượng đẹp đối với kiều bào và bạn bè quốc tế từng đến thăm.
Từ nhỏ đã cùng cha mẹ tới Hà Nội sinh sống, sau khi về nước vẫn luôn đau đáu nỗi nhớ, để quay trở lại sau hơn 43 năm, tìm kiếm những ký ức thời thơ ấu, từ đó chứng kiến sự phát triển và đổi thay to lớn của Hà Nội, người bạn, vị nhân sĩ hữu nghị Trung-Việt này không những đã tìm lại những kỷ niệm ấm áp và tươi đẹp, mà còn thấy được niềm tin và hy vọng từ thành phố mà bà coi là quê hương thứ hai.
Hà Nội không chỉ là trái tim của cả nước, mà còn là hạt nhân trung tâm, là đầu tàu dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Thủ đô; Vùng đồng bằng Sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Luật Thủ đô (sửa đổi năm 2024) một lần nữa đã khẳng định vị thế và vai trò có một không hai đó của Hà Nội.
Ở Caracas, thủ đô của đất nước Venezuela cách xa Hà Nội gần 17 nghìn cây số, có một gia đình người Venezuela ba thế hệ rất yêu quý Việt Nam. Đó là gia đình của nhà ngoại giao, nhà báo Venezuela, Ángel Miguel Bastidas, cùng con gái và các cháu ngoại của ông đã từng sống, làm việc và học tập ở Hà Nội. Dù đã trở về nước, mỗi người trong gia đình họ đều đau đáu một tình yêu và nỗi nhớ về Hà Nội. Hà Nội ân tình, hữu nghị, lưu lại trong trái tim những người bạn Venezuela biết bao kỉ niệm và khiến họ lưu luyến khi rời xa...
Với mong muốn mở rộng những không gian xanh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, những năm qua, thành phố Hà Nội đã nỗ lực cải tạo, nâng cấp, làm “sống lại” nhiều công viên, vườn hoa. Nhờ ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách và nguồn lực xã hội hóa , đẩy mạnh phân cấp công tác quản lý công viên, vườn hoa về cấp huyện ; diện mạo nhiều công viên, vườn hoa ngày càng khang trang, sạch đẹp, trở thành địa điểm vui chơi, giải trí hữu ích phục vụ người dân.
Sau rất nhiều nỗ lực, hành trình đến với danh hiệu Thành phố vì Hòa bình của Hà Nội đã bước vào giai đoạn nước rút. Tháng 7/1999, cả phái đoàn Việt Nam tại UNESCO lẫn những người theo dõi từ trong nước đều “nín thở” chờ đợi.
Ở tuổi 91, bà Đỗ Hồng Phấn vẫn rất mẫn tiệp. Bồi hồi nhớ lại một thời sôi sổi của hơn 70 năm trước, bà cho chúng tôi xem còn vết sẹo hằn trên cánh tay, dấu vết của một thời gan lì, tự cắt mạch máu để phản đối lính Pháp trong xà lim Hỏa Lò nhằm giữ vững phong trào học sinh kháng chiến Hà Nội thời kỳ tạm chiếm 1947-1954. Bà bảo, sự can đảm ấy, có được, có lẽ do “không khí cách mạng” đã dần ăn sâu vào tiềm thức của bà ngay từ khi học tiểu học khi còn chưa biết mặt chữ quốc ngữ.
Cách đây 5 năm, ngày 30/10/2019, Hà Nội chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Cách đây 25 năm, ngày 16/7/1999, Hà Nội là Thủ đô duy nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Một phần tư thế kỷ đã trôi qua, nhưng những cảm xúc về hành trình đưa Hà Nội đến với giải thưởng cao quý này vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người trong cuộc
Sau hơn 5 tháng triển khai thí điểm dịch vụ gửi xe không dùng tiền mặt, Thủ đô Hà Nội đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng thành phố thông minh và hiện đại. Thu phí không dừng, không dùng tiền mặt là minh chứng rõ nét của việc ứng dụng công nghệ thông minh vào đời sống, là một xu hướng tất yếu trong quá trình đô thị hóa, phát triển của đất nước.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang đã khai mạc tối 5/10 tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
1.000 hình ảnh, hiện vật và 30 mô hình được giới thiệu sinh động với những điểm nhấn bằng công nghệ, trí tuệ nhân tạo đã khẳng định những thành tựu to lớn của Thủ đô Hà Nội sau 70 năm xây dựng và phát triển.
Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, mà còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều chính khách và bạn bè quốc tế. Với bề dày lịch sử, kiến trúc cổ kính, văn hóa đa dạng và phong cảnh hữu tình, Hà Nội đã trở thành điểm hẹn quan trọng trong các sự kiện quốc tế lớn, từ hội nghị thượng đỉnh đến các hoạt động ngoại giao cấp cao.