Theo Đề án được Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Phạm Văn Nghiêm ký phê duyệt, đối với nhà xây mới được hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ; sửa chữa nhà ở được hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn thực hiện được lấy từ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát (nếu có); nguồn vốn ngân sách địa phương (bao gồm nguồn vốn đầu tư công ngân sách tỉnh, nguồn vốn ngân sách huyện, thành phố) và nguồn vốn tỉnh huy động qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
Tỉnh Bắc Ninh công bố không còn hộ nghèo
Theo tính toán, kinh phí xây dựng mới một căn nhà có diện tích 30m2 bảo đảm chất lượng theo yêu cầu là 150 triệu đồng; sửa chữa một căn nhà khoảng 75 triệu đồng với tổng kinh phí thực hiện là 245,250 triệu đồng.
Hiện nay, tỉnh Thái Bình có 1.164 hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới nhà ở và 942 hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ sửa chữa nhà ở. Như vậy, tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ là 163 tỷ 500 triệu đồng, trong đó kinh phí xây mới là 116 tỷ 400 triệu đồng và kinh phí sửa chữa là 47 tỷ 100 triệu đồng.
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) bàn giao nhà tình nghĩa cho ông Hoàng Ngọc Tuynh, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ. |
Ngoài cơ cấu nguồn vốn nêu trên, còn khai thác từ những nguồn vốn hợp pháp khác như: vốn tự có của gia đình; vốn hỗ trợ của tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm; hỗ trợ của họ hàng, làng xóm; hỗ trợ ngày công lao động,… trực tiếp cho hộ gia đình khoảng 81.750 triệu đồng.
Được biết, đối với hộ độc thân, hộ người cao tuổi không nơi nương tựa có nhu cầu xây dựng nhà bảo đảm diện tích từ 18m2 đến 30m2 và yêu cầu chất lượng sẽ được tỉnh Thái Bình hỗ trợ theo chi phí thực tế và tối đa bằng mức kinh phí tỉnh hỗ trợ với căn nhà diện tích khoảng 30m2.
Ngoài ra, tỉnh Thái Bình khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các nhà hảo tâm hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hình thức xã hội hóa hoặc trực tiếp hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình.