Lễ công bố diễn ra ngày 22/4 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Năm 2020, Tập đoàn Hòa Bình cũng đã đứng đầu bảng xếp hạng này.
Đây là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Uy tín của các công ty được đánh giá dựa trên nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tài chính, hình ảnh doanh nghiệp trên truyền thông và đánh giá của các bên liên quan trong ngành, cụ thể bao gồm: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính gần nhất; Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding; Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan trong giai đoạn 2021-2022 cũng được sử dụng như yếu tố bổ sung nhằm xác định vị thế của doanh nghiệp trong ngành.
Dưới tác động của đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua, ngành bất động sản đã chịu tác động tiêu cực, tăng trưởng kinh doanh bất động sản bị âm, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ngừng hoạt động có thời hạn trong năm 2021 lên đến 26%. Ngành xây dựng-vật liệu xây dựng cũng không ngoại lệ khi đã trải qua giai đoạn khó khăn này với nhiều thử thách.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm ứng phó trước dịch bệnh từ năm 2020 và tinh thần cùng cả nước vượt bão giông, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vẫn luôn nỗ lực hết mình và đạt được những thành tựu đáng kể và trở thành điểm sáng trong nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2021, Hòa Bình đã có thành tích kinh doanh rất đáng tự hào với việc trúng nhiều gói thầu lớn với tổng giá trị trúng thầu đạt 16.471 tỷ đồng, vượt 18% so với kế hoạch để ra.
Kết quả khảo sát của Vietnam Report cũng cho thấy, uy tín của doanh nghiệp là 1 trong 3 lý do để khách hàng chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong ngành bất động sản-xây dựng-vật liệu xây dựng. Đặc biệt, uy tín doanh nghiệp chính là động lực mạnh mẽ nhất giúp 96,6% doanh nghiệp trong ngành bền bỉ vượt qua những khó khăn liên tiếp trong suốt 2 năm qua.
Sự củng cố ngôi vị dẫn đầu của Tập đoàn Hòa Bình thể hiện qua sự duy trì uy tín và nhận được sự tín nhiệm cao của nhiều chủ đầu tư lớn như Novaland, Vin Group, Sun Group, Gamuda, Ecopark, Sơn Kim Land, Phú Mỹ Hưng, Capitaland, Becamex Tokyu, Gotecland, Geleximco,... Với tinh thần nỗ lực cao độ để giảm thiểu sự ảnh hưởng tiến độ, Hòa Bình đã thể hiện sự chung sức, đồng lòng cùng các chủ đầu tư trong việc nhanh chóng huy động nhân lực, bảo đảm quản lý chất lượng, tăng cường các biện pháp an toàn thi công trong suốt giai đoạn dịch bệnh chưa được hoàn toàn kiểm soát nhằm bảo đảm công trình được triển khai đúng tiến độ, an toàn, chất lượng với kỹ mỹ thuật cao.
Để phát triển và tăng trưởng trong thời kì hậu Covid-19, đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải có sự chuyên nghiệp, ổn định năng lực tài chính và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó tiếp tục góp phần tạo dựng uy tín thương hiệu.
Mới đây, Hòa Bình đã tập trung trí tuệ tập thể của các thành viên tập đoàn và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa giáo dục,… qua chương trình “Tháng Hội nghị” kéo dài từ 19/3 đến 22/4/2022 với 10 buổi hội thảo chuyên đề gồm: Quản lý chung, Quản lý kinh doanh, Quản lý Công trường, Quản lý Nguồn nhân lực, Quản lý Tài chính, Quản lý Phát triển công nghệ, Quản lý chuỗi Cung ứng, Quản lý thị trường trong nước, Quản lý thị trường nước ngoài và Phát triển thương hiệu. Các buổi hội thảo đã diễn ra trong không khí thảo luận sôi nổi cùng nhiều sáng kiến, góp ý và phản biện.
Hội nghị đã có gần 5.000 lượt người theo dõi và tham gia theo 3 hình thức: trực tiếp, trực tuyến qua webminar và đóng góp ý kiến qua app boothcam với gần 1.500 ý kiến đóng góp cũng như phản biện trên hệ thống. Từ sức mạnh trí tuệ của tập thể, Hòa Bình đã có kế hoạch hành động cụ thể và toàn diện để thực hiện mục tiêu chiến lược 10 năm đầy thách thức trước thềm kỷ niệm 35 năm thành lập vào tháng 9/2022 tới.