Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô-tô, Công ty TNHH Ford Việt Nam, tỉnh Hải Dương. (Ảnh TRẦN HẢI)

Bài 2: Duy trì "ngọn lửa" cải cách

Tại Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 10/10/2023 đã đề ra nhiệm vụ quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và bình đẳng. Trong đó, xác định việc bãi bỏ các rào cản, quy định, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, không cần thiết, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của đất nước.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau kiểm tra tiến độ đầu tư xây dựng bến cá Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. (Ảnh HỮU TÙNG)

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tạo đột phá từ khâu "then chốt": Đổi mới, tạo động lực từ cơ sở

Ðồng bằng sông Cửu Long là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng và đại hội đảng bộ các cấp, Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh ở vùng Ðồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra luồng sinh khí mới trong phát triển toàn vùng. Ðảng bộ các địa phương đã coi trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, khắc phục nhanh những hạn chế, bất cập, tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của Ðảng, tạo bước chuyển biến mới, đột phá trong phát triển.
Thay đổi từ tư duy đến hành động

Thay đổi từ tư duy đến hành động

Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra hệ thống 5 nhóm quan điểm chỉ đạo có tính toàn diện, đồng thời cụ thể hóa những nội dung trọng tâm làm cơ sở để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với một số nội dung cốt lõi. Giờ là lúc các bộ, ngành và địa phương cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch hành động phù hợp, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp, tạo động lực đột phá cho các cực tăng trưởng và phát triển ngành công nghiệp trong giai đoạn tới.