Đây là con số rất thuyết phục, bởi đến thời điểm này, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thể hiện rõ quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong phòng, chống tham nhũng với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.
Cũng liên quan đến thống kê, Tổng Bí thư đưa ra hai con số khiến chúng ta phải suy nghĩ, đó là tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chỉ đạt dưới 10% (năm 2013) và 32,04% (bình quân giai đoạn 2013-2020). Mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong việc thu hồi tài sản tham nhũng sau Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014, song những con số này không thể làm người dân hài lòng.
Qua nhiều bài phát biểu kết luận các Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng những năm 2014, 2018, 2020 và 2022, có thể thấy sự quan tâm, trăn trở xuyên suốt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, bởi đó không còn là vấn đề liên quan đến “kinh tế, tiền bạc” mà là lòng tin của nhân dân vào chế độ.
Qua nhiều bài phát biểu kết luận các Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng những năm 2014, 2018, 2020 và 2022, có thể thấy sự quan tâm, trăn trở xuyên suốt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, bởi đó không còn là vấn đề liên quan đến “kinh tế, tiền bạc” mà là lòng tin của nhân dân vào chế độ.
Tổng Bí thư gọi đó là “bước tiến mới về nhận thức”, đồng chí viết: “Trước đây, chúng ta chủ yếu quan tâm đến tác hại trước mắt, về vật chất (kinh tế, tiền bạc), nay chúng ta quan tâm nhiều hơn, nhìn rõ hơn tác hại tiềm ẩn, khôn lường của tham nhũng, tiêu cực, làm hư hỏng, mất cán bộ, mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước…”.
Một số vụ đại án có tính chất nghiêm trọng vì liên quan đến số lượng tài sản quá lớn bị thất thoát như vụ Hứa Thị Phấn; vụ Ngân hàng Đông Á; vụ Phạm Công Danh (giai đoạn 1); vụ AVG... Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án. Đó là những con số “biết nói”!
Đọc cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, càng thêm hiểu về những chỉ đạo và quyết tâm của người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta.
Đồng chí đã nhiều lần bày tỏ việc xử lý nghiêm cán bộ là “điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng” nhưng vẫn phải “kỷ luật một vài người để cứu muôn người” và sẽ còn phải tiếp tục làm quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Thực tiễn đã chứng minh, với cách làm quyết liệt, đồng bộ của toàn hệ thống chính trị, công tác thu hồi tài sản tham nhũng đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở được quan tâm hơn, từng bước khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Mới đây, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết trong 5 tháng, từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023 đã thu được hơn 17.000 tỷ đồng, tăng gần 12.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong 10 năm gần đây đã đạt 40%.
Để tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt cao hơn nữa, tôi cho rằng các cơ quan chức năng cùng với nâng cao chất lượng điều tra và kịp thời phong tỏa tài sản, cần phải áp dụng cơ chế thu hồi tài sản của nghi can tham nhũng mà không giải trình được nguồn gốc như nhiều nước đã làm.
Song, tôi cũng cho rằng việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mới là gốc của vấn đề, bởi tài sản tham nhũng dù có thu hồi được 100% cũng không thể nào bù đắp được thiệt hại, tổn thất thứ phát mà nó gây ra cho xã hội và sự phát triển của đất nước.