Tận dụng FTA cho xuất khẩu nông sản

Hiện nay, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 60 thị trường, trong đó có các đối tác kinh tế lớn như: Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Nga...
0:00 / 0:00
0:00
Cà-phê là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam vào thị trường Trung Đông và châu Phi.
Cà-phê là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam vào thị trường Trung Đông và châu Phi.

Theo Bộ Công thương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã và đang mở ra cánh cửa lớn cho nông sản Việt thâm nhập sâu vào thị trường EU.

Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các quốc gia xuất khẩu gạo khác như Campuchia, Thái Lan, Ấn Ðộ nhờ ưu đãi thuế quan từ EVFTA.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã và đang mở ra cánh cửa lớn cho nông sản Việt thâm nhập sâu vào thị trường EU.

Bên cạnh gạo phải kể đến mặt hàng rau quả, 8 tháng năm 2023, xuất khẩu vào EU đạt 199,7 triệu USD, đạt 85,9% kim ngạch năm 2022.

Nhờ EVFTA, Việt Nam được xóa bỏ đến 94% các dòng thuế cho rau quả (trước đó có thuế suất 10-20%), tạo lợi thế cạnh tranh so với Thái Lan và Trung Quốc.

Ngoài ra, Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UKVFTA), Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… cũng tạo ra nhiều lợi thế cho hàng nông sản Việt Nam.

Như hiệp định UKVFTA đã giúp tăng lợi thế đi trước của hàng hóa Việt Nam so với các nước ASEAN do nhiều mặt hàng nông sản của ASEAN cũng tương đồng với Việt Nam nên khi thực hiện cam kết trong UKVFTA thì hàng hóa của Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh rõ rệt về giá.

Mới đây, FTA với đối tác đầu tiên tại Tây Á là Israel cũng được ký, mở ra nhiều triển vọng cho hàng nông sản khai thác thị trường mới.

Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với hàng nông sản Việt Nam hiện nay khi xuất khẩu vào các nước có ký FTA là phải đáp ứng hàng rào kỹ thuật với thương mại (TBT) gồm hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cao; trong đó nhiều tiêu chuẩn liên quan chất lượng sản phẩm, lao động, môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, chống phá rừng, tăng trưởng xanh…

Thời gian tới, khi các mặt hàng như cà-phê, lâm sản chịu ảnh hưởng bởi Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn mới cho xuất khẩu, đòi hỏi các ngành hàng này phải có sự thích ứng nhanh chóng và hiệu quả.

Thách thức đặt ra đối với hàng nông sản Việt Nam hiện nay khi xuất khẩu vào các nước có ký FTA là phải đáp ứng hàng rào kỹ thuật với thương mại (TBT) gồm hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cao; trong đó nhiều tiêu chuẩn liên quan chất lượng sản phẩm, lao động, môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, chống phá rừng, tăng trưởng xanh…

Về phía các cơ quan nhà nước, Bộ Công thương đã kiến nghị Chính phủ xem xét dành nguồn vốn riêng để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả hơn các FTA, cụ thể như ngân hàng có nguồn tín dụng phù hợp, lãi suất ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực sản xuất; đồng thời tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh cho doanh nghiệp nhằm kịp thời đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao từ các thị trường xuất khẩu.