Khu vực trung tâm thành phố Ðà Lạt, tỉnh Lâm Ðồng.

Lâm Đồng hướng đến chuyển đổi xanh bền vững

Quy hoạch tỉnh Lâm Ðồng xác định, đến năm 2030, tỉnh phát triển nhanh, bền vững; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; lấy phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá; phấn đấu đến năm 2050 đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.
Nhà đầu tư theo dõi thị trường chứng khoán. (Ảnh ĐĂNG ANH)

Phản ứng chính sách kịp thời

Tại Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ 2 do Báo Đầu tư phối hợp với Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) tổ chức vừa qua, cơ quan quản lý nhà nước và các chuyên gia kinh tế đã cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình kinh tế-xã hội năm tháng đầu năm 2024 và nêu những xu hướng chủ đạo của quá trình phục hồi, phát triển kinh tế thời gian tới.
 Mô hình nông nghiệp tuần hoàn của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm (huyện Lương Tài).

Bắc Ninh thúc đẩy phát triển nông nghiệp tuần hoàn

Nhất quán mục tiêu chiến lược hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư, phát triển các mô hình sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên của địa phương là xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và chú trọng đẩy mạnh các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn...
Quan hệ giữa ASEAN và các đối tác được tăng cường. (Ảnh BỘ NGOẠI GIAO)

Đưa ASEAN trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu

Theo chủ đề của năm nay là “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, Indonesia, Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2023, đưa ra nhiều ưu tiên, sáng kiến nhằm nâng cao khả năng ứng phó của ASEAN trước các thách thức và đưa Hiệp hội trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu. Là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam tiếp tục đồng hành với các nước thành viên nỗ lực thực hiện các mục tiêu đề ra trong năm nay.
Mô hình trồng rau màu tuần hoàn tại tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh PHONG NGUYỄN)

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tuần hoàn

Ngày 7/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” nhằm tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Áp dụng quy trình sản xuất tuần hoàn của TH góp phần hài hòa lợi ích kinh doanh, môi trường và trách nhiệm xã hội.

Các quy trình sản xuất tuần hoàn trong chuỗi sản xuất sữa của tập đoàn TH

Tại các trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, quy mô công nghiệp của TH, sự vận dụng mô hình kinh tế tuần hoàn được thể hiện khá rõ nét. Thay vì thải bỏ, các tài nguyên được "tuần hoàn" để tiếp tục tạo ra các giá trị mới. Đây là xu hướng tất yếu nhằm hài hoà lợi ích kinh doanh, môi trường và trách nhiệm xã hội, giúp trang trại bò sữa TH tiến gần hơn với mục tiêu đem lại ngày càng nhiều giá trị cho cộng đồng và đắp xây một tương lai bền vững.