Từ 0 giờ ngày 16/10, các nhà cung cấp dịch vụ di động sẽ thực hiện tắt sóng mạng 2G. Tuy nhiên, thông tin từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho thấy, vào chiều ngày 15/10 trên cả nước vẫn còn khoảng 316 nghìn thuê bao 2G only, trong đó Viettel còn khoảng 180 nghìn thuê bao, VNPT còn 81 nghìn thuê bao, MobiFone còn gần 38 nghìn thuê bao và Vietnamobile còn khoảng 17 nghìn thuê bao.
Dự kiến từ ngày 16/9, tất cả nhà mạng trong nước sẽ dừng phục vụ thuê bao sử dụng máy điện thoại công nghệ 2G (2G Only). Hiện nay, theo khảo sát, khoảng 11 triệu thuê bao 2G Only đang hoạt động (chiếm tỷ lệ khoảng 9% tổng số thuê bao di động trên toàn quốc) chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, chủ yếu là những thuê bao thuộc các hộ nghèo, cận nghèo tại những khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng phát hiện 2 điểm kinh doanh sim di động trả trước sai quy định, gồm kinh doanh sim nhưng không có hợp đồng ủy quyền của doanh nghiệp và bán sim đã được nhập sẵn thông tin thuê bao.
Từ kết quả các Sở Thông tin và Truyền thông gửi về, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận một số lỗi sơ bộ về tình trạng sim rác. Theo đó, vẫn còn tình trạng một số thuê bao được đăng ký ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau trong thời gian ngắn.
Có 82 đoàn thanh tra với tổng số 445 cán bộ đang triển khai thanh tra đồng loạt trên cả nước đối với 8 doanh nghiệp viễn thông di động để xử lý tình trạng cố tình đăng ký nhiều sim thuê bao.
Có hơn 2,8 triệu thuê bao đã thực hiện chuẩn hóa thông tin trong tổng số 3,84 triệu thuê bao được rà soát và nhắn tin thông báo chuẩn hóa trong 2 tháng qua.
Chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 5/5, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, sau hoạt động chuẩn hóa thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xử lý các chủ thuê bao sở hữu 10 sim trở lên nhằm giải quyết dứt điểm cuộc gọi rác, sim không chính chủ.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến hết 31/3/2023, trong tổng số 3,84 triệu thuê bao di động cần chuẩn hóa thông tin đã có 2,17 triệu thuê bao (chiếm 56,49%) thực hiện chuẩn hóa sau khi nhận được thông báo; 1,67 triệu thuê bao (43,51%) chưa thực hiện chuẩn hóa theo thông báo đã bị tạm dừng dịch vụ một chiều gọi đi, gửi tin nhắn theo quy định.
Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong các ngày đầu tháng 4, có 226 nghìn thuê bao đã bị khóa một chiều, chiếm 13,5% trong tổng số 1,67 triệu thuê bao bị khóa một chiều, đã đến thực hiện chuẩn hóa để mở lại dịch vụ.
Chiều 3/4, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. Tại họp báo, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên liên quan các vấn đề mà dư luận xã hội đang hết sức quan tâm.
Thời điểm 31/3 là ngày cuối để người dân chuẩn hóa thông tin thuê bao di động theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Rất đông người dân đến các cửa hàng giao dịch của các nhà mạng di động như Vinaphone, Viettel, Mobifone,… để làm thủ tục chuẩn hóa.
Tính đến thời điểm 31/3 tới đây, chỉ còn hơn 1 tuần để những thuê bao di động nằm trong diện cần phải chuẩn hóa thông tin thực hiện bổ sung, sửa đổi lại thông tin theo quy định.
Gần đây, ở một số tỉnh, thành phố xuất hiện tình trạng nhiều phụ huynh học sinh nhận được các cuộc điện thoại giả danh giáo viên, nhân viên y tế của nhà trường báo tin học sinh bị tai nạn, đang cấp cứu tại bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của đối tượng nhằm chiếm đoạt tài sản.
Các thuê bao di động bị sai thông tin cần chuẩn hóa trước ngày 31/3. Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết, những thuê bao di động có thông tin chưa chuẩn, không trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa chiều gọi đi từ ngày 31/3.