Đọc sách: Tản mạn kiến trúc Nam Bộ

Đọc sách: Tản mạn kiến trúc Nam Bộ

Cuốn sách do Nhà xuất bản Thế giới và Nhã Nam ấn hành, là một biên khảo về kiến trúc dân dụng miền nam từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX. Điểm thu hút đầu tiên là công trình này được những người “còn trẻ, thậm chí rất trẻ” của nhóm “Tản Mạn Kiến Trúc” thực hiện với mong muốn lưu giữ phần nào những giá trị di sản kiến trúc Việt Nam.
Đọc sách “Nam Biều Ký”

Đọc sách “Nam Biều Ký”

“Nam Biều Ký” là tác phẩm thú vị cho thấy một góc nhìn về An Nam qua du ký của thủy thủ Nhật Bản cuối thế kỷ XVIII. Tác giả Shihoken Seishi (đến nay vẫn là nhân vật bí ẩn) được cho là đã viết lại câu chuyện này theo lời kể và tư liệu do các thuyền nhân này cung cấp. “Nam Biều Ký” bản tiếng Việt do Nguyễn Mạnh Sơn khảo cứu và biên dịch, Giáo sư Nguyễn Thế Anh giới thiệu.
Đọc sách “Văn minh vật chất của người Việt”

Đọc sách “Văn minh vật chất của người Việt”

Không kể buổi ra mắt lần đầu năm 2011 tại Yết Kiêu, ít năm sau, tôi tình cờ thấy lại công trình “Văn minh vật chất của người Việt” (nhà xuất bản Tri thức) được đặt tại nơi nghỉ dưỡng của Không gian văn hóa Mường, Hòa Bình. Đó là nơi tác giả, họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng thường lui về nghiên cứu. Ấn tượng về cuốn sách vẫn luôn đặc biệt - nhẹ nhàng, sâu sắc như cách trò chuyện thường thấy của họa sĩ Phan Cẩm Thượng.
Đọc sách: “Đu đưa trên ngọn cây bàng”

Đọc sách: “Đu đưa trên ngọn cây bàng”

Gia đình anh chị Dương, Hà ở Hưng Yên đã thực hiện chuyến du lịch xuyên Việt vào tháng 7/2022, trong hành trang có cuốn sách nhỏ “Đu đưa trên ngọn cây bàng” để cùng đọc với 2 cô con gái nhỏ Kem, Na. Bên tiêu đề mỗi câu chuyện nhỏ đã đọc đều được ghi kèm ngày, tháng và địa điểm dừng chân tương ứng trên suốt hành trình. Điều này khiến tôi tìm đọc cuốn sách nhỏ giản dị và muốn giới thiệu tới bạn đọc trong một ngày cuối tuần thư thả cùng con cái.
Đọc sách: “Đạm Phương nữ sử-Vấn đề phụ nữ ở nước ta”

Đọc sách: “Đạm Phương nữ sử-Vấn đề phụ nữ ở nước ta”

Cuốn sách nằm trong Tủ sách Phụ nữ tùng thư (Tủ sách Giới và Phát triển) của Nhà xuất bản Phụ nữ, do nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương giới thiệu, tuyển chọn. Tác giả những bài viết ngắn gọn, rất dễ đọc được chia theo chủ đề, in trong cuốn sách đầy đặn gần 500 trang này là một người đặc biệt. Bà là Đạm Phương nữ sử (1881-1947), tên đầy đủ là Tôn Nữ Đồng Canh, con gái của Nguyễn Phúc Miên Triện, hoàng tử thứ 66 của vua Minh Mạng.
Đọc sách: “Lịch sử đô thị hiện đại”

Đọc sách: “Lịch sử đô thị hiện đại”

Có khi nào chúng ta nghĩ, việc ngồi với ly cà-phê trong một ngày cuối tuần và quan sát những chuyển động của thành phố là chúng ta đang tham gia vào trải nghiệm bản chất sống động của đô thị hiện đại? Điều này thật ra là một phần nội dung trong cuốn sách 6 chương mang tên “Lịch sử đô thị hiện đại” của Giáo sư Shane Ewen.