Với tư duy mới, tầm nhìn mới, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ công bố, mở ra những cơ hội mới và giá trị mới cho đất nước trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2030.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, quan điểm mới và quan trọng của Quy hoạch tổng thể quốc gia là phải hướng đến phát triển có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra được động lực phát triển mới, đồng thời phải bảo đảm các vấn đề về an sinh xã hội và môi trường...
Thảo luận về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia, song cũng nhấn mạnh yêu cầu cần bảo đảm các nội dung trong quy hoạch có tính khả thi, hiệu quả và không xa rời thực tiễn.
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng cho rằng cần xem xét tính thực tế và khả thi của các mục tiêu cũng như các kịch bản tăng trưởng đặt ra, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều yếu tố bất định, khó lường như dịch bệnh, lạm phát.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trong một giai đoạn thế giới đầy biến động, công nghệ đổi mới sáng tạo phát triển như vũ bão thì tính dự báo trong quy hoạch đóng vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định hiệu quả của quy hoạch.
Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia Chính phủ trình Quốc hội, giai đoạn 2021-2030, Việt Nam phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD, tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.
Chiều 21/12, tiếp tục chương trình Phiên họp 18, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến thảo luận nhiều nội dung quan trọng về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Kết luận số 45-KL/TW, ngày 17/11/2022, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận.
Nghị quyết số 138/NQ-CP, ngày 25/10/2022 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển các vùng động lực quốc gia, với các cực tăng trưởng là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Về tổ chức không gian phát triển vùng, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tổ chức không gian phát triển theo 6 vùng, gồm: vùng trung du và miền núi phía bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 25/10/2022, đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi...
Sau thời gian dài chuẩn bị công phu với rất nhiều tâm huyết, hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) đã được Hội đồng thẩm định thông qua để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê duyệt tại kỳ họp tháng 10 tới.
Sáng 14/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng Thẩm định đồng chủ trì hội nghị.
TTXVN- Ngày 10/8, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 965/QÐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Chiều 10/8, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.