Sáng 2/10, tại tháp Pô Klong Grai ở phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), hàng nghìn người Chăm theo đạo Bà-la-môn đem theo nhiều lễ vật cùng tựu về để thực hiện các nghi thức dâng cúng tưởng nhớ công ơn tổ tiên, trời đất đã độ trì mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và vui đón Lễ hội Katê truyền thống năm 2024.
Những vũ điệu truyền thống rộn ràng, sâu thẳm trên nền nhạc cụ dân tộc, cùng tiếng cồng, tiếng chiêng của đồng bào dân tộc Ba Na, Xơ Đăng ở bắc Tây Nguyên đã cuốn hút người dân địa phương và du khách. Đêm giao lưu, trình diễn cồng, chiêng, xoang và nhạc cụ các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) thu hút sự tham gia của gần 300 nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các câu lạc bộ văn hóa dân gian, các đội cồng, chiêng-xoang các lứa tuổi.
“Háu Đoong” là lễ cúng rừng thiêng của dân tộc Giáy ở tỉnh Lai Châu, được người dân tổ chức thường niên vào giữa năm. Đây là một trong những nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng truyền thống lâu đời của dân tộc Giáy. Tuấn Hưng
Trong tất cả lễ hội lớn mang tính cộng đồng của người M’Nông, như sum họp cộng đồng (Tâm r’nglắp bon), kết nghĩa bon (Jun Jông)… phần mở đầu là nghi thức đón bạn, thể hiện lòng hiếu khách, tôn trọng khách, tinh thần đoàn kết, cùng nhau chia sẻ niềm vui với cộng đồng.
Từ ngày 14 đến 16/4 hằng năm, là dịp nhân dân các dân tộc Lào, Campuchia đón Tết truyền thống Bunpimay, Chol Chnam Thmay. Đóng chân trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nơi “ngã ba Đông Dương”, phân hiệu Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày hội Tết cổ truyền Campuchia-Lào-Việt Nam, với chủ đề “Sắc màu văn hóa Đông Dương”, nhằm thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa lưu học sinh Lào, Campuchia và sinh viên Việt Nam.