Đặc sắc lễ hội “Háu Đoong” của người Giáy

“Háu Đoong” là lễ cúng rừng thiêng của dân tộc Giáy ở tỉnh Lai Châu, được người dân tổ chức thường niên vào giữa năm. Đây là một trong những nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng truyền thống lâu đời của dân tộc Giáy. Tuấn Hưng
Tục lệ buộc chỉ cổ tay là nghi thức tâm linh rất đặc biệt trong lễ hội “Háu Đoong”, với ý nghĩa may mắn, thuận lợi đối với người được buộc chỉ.
Tục lệ buộc chỉ cổ tay là nghi thức tâm linh rất đặc biệt trong lễ hội “Háu Đoong”, với ý nghĩa may mắn, thuận lợi đối với người được buộc chỉ.
Đặc sắc lễ hội “Háu Đoong” của người Giáy ảnh 1

Tại cửa rừng cấm của bản, đội nhạc lễ sẽ tấu những khúc nhạc vui trước lễ cúng.

Đặc sắc lễ hội “Háu Đoong” của người Giáy ảnh 2

Thầy cúng tiến hành các nghi thức dưới gốc cây thiêng. Vật phẩm cúng thần rừng được lựa chọn từ những sản vật thường ngày do người dân trong bản sản xuất.

Đặc sắc lễ hội “Háu Đoong” của người Giáy ảnh 3

Tục xem xương gà của đồng bào người Giáy trong ngày lễ “Háu Đoong” đã thành truyền thống, với thông điệp dự báo tình hình một năm của bản làng.

Đặc sắc lễ hội “Háu Đoong” của người Giáy ảnh 4

Hằng năm, rừng cấm chỉ mở hai lần trong năm (mồng 3/3 và 6/6 âm lịch), dịp này người dân mới được vào rừng làm lễ lấy củi, phát cỏ, đốn những cành cây già cỗi có nguy cơ đổ gãy.