Du khách trải nghiệm giã gạo tại Ngày hội kết bạn cộng đồng của người M’nông tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch sinh thái

Bình Phước là vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và văn hóa đa dạng của 41 dân tộc cùng giá trị tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan độc đáo. Đây là tiềm năng, thế mạnh để tỉnh khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm hệ sinh thái rừng, du lịch văn hóa-lịch sử…; qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch xanh và bền vững.
Không gian Lễ hội Kết bạn của người M’nông ở xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng.

Để văn hóa truyền thống “nở hoa” ở thời hiện đại

Là tỉnh còn nhiều khó khăn, song những năm qua, Bình Phước luôn quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành ưu tiên kinh phí để nghiên cứu, phục dựng lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số. Qua đó gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội, nâng cao đời sống tinh thần của người dân và tiến xa hơn nữa là làm du lịch cộng đồng.
Già làng Điểu Lên cùng con cháu dưới bóng cây Kơ nia ở sóc Bom Bo.

Cây đại thụ cuối dải Trường Sơn

NDO - Trong chiến tranh, đồng bào Xtiêng ở sóc Bom Bo (nay là thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) ngày đêm giã gạo nuôi quân; sẵn sàng ăn củ rừng, nấu ăn bằng nước lọc từ tro cỏ tranh để nhường gạo, muối cho bộ đội. Và không ít người người con ưu tú của đồng bào Xtiêng từng chiến đấu bảo vệ buôn làng trong chiến tranh và bây giờ lại tích cực trong việc lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc tại địa danh cách mạng này, điển hình là già làng Điểu Lên.