Thí sinh sáng tạo trong trình diễn trang phục truyền thống của người Cơ Ho.

Nét đẹp trang phục truyền thống

Tỉnh đoàn Lâm Đồng vừa tổ chức chung kết Hội thi Thanh niên với trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Qua các bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa nam Tây Nguyên và sắc mầu văn hóa của các dân tộc đến từ mọi miền Tổ quốc hội tụ về Lâm Đồng, tuổi trẻ địa phương đã thể hiện được ý nghĩa, kiến thức và sự sáng tạo, để lại ấn tượng đối với người xem.

Tây Nguyên khởi sắc

Trong khoảng gần ba mươi năm trước, đất Tây Nguyên trong ý nghĩ của mọi người là chốn rừng thiêng, nước độc. Ở nơi đó có những địa danh mà khi kể tên đã gợi lên cảm giác "thâm sơn cùng cốc", là chốn của đói nghèo, lạc hậu, của muỗi vắt, thú dữ và tàn quân Fulro. Quả thật, đã từng có một thời như vậy.
H’Nhàn - thế hệ thứ 3 tiếp nối nghề dệt thổ cẩm truyền thống từ bà ngoại H’Bạch và mẹ H’Bình - đã dệt thành thục thổ cẩm dân tộc Mạ khi đang còn là học sinh.

Thổ cẩm của đồng bào Mạ

Dù không còn đáng giá bằng cả gia tài như xưa, nhưng trong quan niệm của người Mạ, thổ cẩm vẫn giữ một ý nghĩa to lớn. Những chiếc chăn, bộ váy được làm bằng loại vải dệt thủ công truyền thống được các thế hệ người Mạ cất giữ cẩn thận, chờ đến dịp lễ hội hay nhà có khách quý... mới đem ra dùng.
Đồng bào dân tộc Mạ và các dân tộc anh em trên vùng đất nam Tây Nguyên cùng vui ngày hội.

Đổi thay trên dải Bù Sa Lu Xiên

“Hỡi bà con các buôn làng hãy nổi chiêng lên. Đánh những chiêng âm thanh to nhất, những tiếng chiêng kêu trầm nhất. Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ…”, giọng già làng Điểu K’Lót sang sảng. Miền đất anh hùng Đồng Nai Thượng vào mùa hội “mừng lúa mới”, mùa những cư dân người Mạ, S’Tiêng trên dải Bù Sa Lu Xiên “nở” rộng vòng xoang, cùng hát, cùng múa trong hương rượu cần mênh mang mừng mùa no đủ.