Cùng với nhiều nghi lễ, nghi thức của một vòng đời người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, với quan niệm tín ngưỡng đa thần, người dân tộc Mơ Nông ở huyện Lắk, tỉnh Ðắk Lắk đặc biệt coi trọng nghi lễ mừng thọ. Ðây là nghi lễ thể hiện được sự biết ơn đến đấng sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu nên người.
Gùi là vật dụng phổ biến trong sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ở miền đất này có khá nhiều loại gùi; trong đó, chiếc gùi dùng để góp gạo trong tang ma của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có nét văn hóa độc đáo riêng.
Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là những giá trị văn hóa gắn liền với con người, môi trường sống của họ mà ở đó, trí tuệ, kinh nghiệm của cộng đồng được đúc kết thành những giá trị lâu đời và được tiếp nối liên tục. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người đặt nặng vấn đề vật chất, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đứng trước nguy cơ mai một. Do đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể đang được các cấp, ngành của tỉnh Bình Phước đặc biệt quan tâm.
Nhà dài là một trong số các kiểu nhà truyền thống của người M'Nông. Trải qua nhiều thế hệ, ngôi nhà dài tối thiểu 30m, có khi dài đến 100m, bởi mỗi khi trong gia đình có thêm người cưới vợ gả chồng, tách thành hộ riêng, ngôi nhà sẽ được nới dài ra để cùng chung sống. Ngôi nhà dài đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc của người M'Nông và là điểm khám phá thú vị của du khách khi đến với Tây Nguyên.