Công nhân Công ty Đóng tàu Sông Cấm (Hải Phòng) lắp ghép các chi tiết để kết nối thành tổng đoạn đóng tàu kéo-đẩy xuất khẩu cho Tập đoàn Damen (Hà Lan).

Cơ hội vực dậy và phát triển ngành đóng tàu

Đối với quốc gia biển như nước ta, duy trì và phát triển ngành công nghiệp tàu thủy đúng tầm vóc, vị thế là vấn đề cần được quan tâm. Do liên quan mật thiết nhiều ngành công nghiệp khác như luyện kim, máy cơ khí thủy, điện, điện tử, tự động hóa..., ngành công nghiệp đóng tàu có tác động lan tỏa rất lớn đến nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành phát triển. Để chuẩn bị đáp ứng xu hướng đóng tàu thế hệ mới, ngay từ bây giờ, các đơn vị phải chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực, thiết bị và công nghệ đủ mạnh, đáp ứng tiến độ bàn giao của chủ tàu.

Công nhân Công ty Liên doanh Damen Sông Cấm thi công hoàn thiện sản phẩm tàu kéo-đẩy công suất lớn chạy bằng điện.

Cơ hội vực dậy và phát triển ngành đóng tàu

Sau đại dịch Covid-19, chu kỳ hồi phục, tăng trưởng của ngành đóng tàu xuất hiện trở lại khá rõ nét, hầu hết nhà máy đóng tàu có trong tay số đơn hàng thi công đến hết năm 2024, thậm chí sang tới nửa đầu năm 2025. Nếu chuẩn bị đủ các điều kiện về hạ tầng công nghệ, thiết bị và nguồn nhân lực để bắt kịp chu kỳ này, ngành đóng tàu Việt Nam hoàn toàn có cơ hội vực dậy và phát triển.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm hàng hải và đóng tàu.

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia Triển lãm hàng hải và đóng tàu

Ngày 5/7, tại Cung Triển lãm xây dựng, Quy hoạch kiến trúc quốc gia (Hà Nội), khai mạc Triển lãm Thiết bị máy móc hàng hải và đóng tàu Việt Nam (VIMOX 2023), với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp cung cấp thiết bị máy móc, công nghệ hàng đầu trong ngành hàng hải, đóng tàu từ nhiều quốc gia trên thế giới.