Khối BRICS ra mắt các thành viên mới. (Ảnh: GETTY IMAGES)

Khẳng định tiếng nói của các nước đang phát triển

Xu thế mở rộng các tổ chức khu vực và quốc tế ngày càng rõ nét, mới nhất là hai nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới là BRICS và G20 chào đón các thành viên mới trong năm 2023. Điều này không chỉ tiếp thêm động lực cho các cơ chế hợp tác đa phương, mà còn khẳng định tiếng nói và nâng cao vai trò của các nước đang phát triển trong các vấn đề toàn cầu, thúc đẩy trật tự thế giới đa cực và công bằng hơn.
Giáo sư Dan M. Kammen.

Giáo sư Dan M.Kammen: "Cần đẩy nhanh ứng dụng công nghệ trong phát triển năng lượng xanh"

"Mục tiêu phát triển công nghệ năng lượng xanh đến mốc 2050 bị tụt lại khá xa, cho nên chúng ta cần phải có thêm nhiều phát kiến, đổi mới sáng tạo. Các chính phủ cần phải cam kết nhiều hơn trong việc có các kế hoạch về phát triển năng lượng xanh", Giáo sư Dan M.Kammen chia sẻ.
COP27 diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh, Ai Cập từ ngày 6-18/11. (Ảnh: Reuters)

Các nước đang phát triển cần nguồn tài chính khí hậu lớn

Bộ trưởng Môi trường Ai Cập Yasmine Fouad cho biết, các nước đang phát triển cần nguồn tài chính khí hậu từ 140-300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030 và con số này có thể lên tới 280-500 tỷ USD/năm vào năm 2050. Bà Fouad đánh giá khoản hỗ trợ tài chính 100 tỷ USD mỗi năm cho thích ứng mà các quốc gia phát triển cam kết cung cấp cho các nước đang phát triển sẽ không đủ để giải quyết vấn đề.
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry phát biểu ý kiến tại COP26. (Ảnh: Reuters)

Mỹ cam kết hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry ngày 26/10 khẳng định, Washington ủng hộ giải quyết những mất mát và thiệt hại mà các nước đang phát triển phải gánh chịu do Trái đất ấm lên tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) sắp tới.