Phát biểu tại cuộc họp Nội các ngày 10/4, Tổng thống Donald Trump làm rõ rằng mức thuế 125% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc được công bố trước đó một ngày là mức thuế bổ sung cho mức thuế 20% trước đó, cộng lại thành mức thuế khổng lồ 145% đối với đối tác thương mại lớn thứ 3 của Mỹ.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
Theo hãng tin Kyodo, các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô-tô nhập khẩu, đang đe dọa nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, quốc gia vốn phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới.
Tại Geneva, ngày 3/4, Hội đồng Liên bang thông báo Thụy Sĩ quyết định không áp dụng các biện pháp đối phó ngay lập tức đối với mức thuế quan cao của Mỹ đối với hàng hóa nước này.
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố biểu thuế cơ sở và thuế đối ứng mới vào cuối giờ chiều ngày 2/4 theo giờ Mỹ, tức rạng sáng ngày 3/4 theo giờ Việt Nam, lãnh đạo nhiều quốc gia đã có những phản ứng bước đầu.
Sáng 3/4 theo giờ Việt Nam, đã có thêm nhiều đối tác thương mại của Mỹ từ khắp các châu lục lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc áp thuế đối ứng của Chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, việc Chính phủ của Tổng thống Donald Trump áp dụng mức thuế 25% đối với tất cả mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu từ ngày 12/3 vừa qua đã đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách thương mại của Mỹ.
Ngày 6/2, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết đang theo dõi sát các động thái của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc dừng viện trợ nước ngoài và áp thuế đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra đánh giá rõ ràng về tác động của các bước đi này.
Bày tỏ nhất trí với việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia, rượu theo lộ trình, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, cần cân nhắc áp thuế này sau năm 2026 để giúp doanh nghiệp có thêm thời gian cơ cấu lại sản phẩm.
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí hợp tác xây dựng cơ chế đánh thuế giới siêu giàu. Quyết định nêu trên được xem là tiếng súng mở màn trong cuộc chiến thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và huy động nguồn tài chính cho các sáng kiến phát triển bền vững.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong khói thuốc chứa khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư, là nguyên nhân gây ra tám triệu ca tử vong/năm trên thế giới và 100.000 ca tử vong/năm tại Việt Nam.
Ủy ban châu ÂU (EC) đã đề xuất áp thuế tạm thời từ 12,8 đến 36,4% đối với dầu diesel sinh học nhập khẩu từ Trung Quốc; dự kiến các mức thuế này sẽ có hiệu lực từ giữa tháng 8 tới.
Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của nền kinh tế Mỹ.
Bộ Tài chính mới đây cho biết, thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 8/4/2023 của Chính phủ về Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023, trong đó giao Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền việc nghiên cứu, đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, đề xuất giảm tỷ lệ thu đối với sắc thuế quan trọng này.
Mới đây, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến về xây dựng dự án Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó đề xuất mở rộng cơ sở tính thuế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù hợp thông lệ quốc tế đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường như: đồ uống có đường, thức uống đại mạch (bia) và thuốc lá thế hệ mới,...