Đảng và Nhà nước ta luôn nỗ lực bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người dân, nhất là với đối tượng thanh thiếu niên. Trước tình trạng thời gian gần đây các vụ xâm hại trẻ em đang gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, nhu cầu được trợ giúp pháp lý của trẻ em càng trở nên quan trọng và cần thiết. Từ đây đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng này, góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của trẻ em.
Bạo lực mạng với nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau đã và đang vi phạm nghiêm trọng các quyền con người cơ bản như: quyền riêng tư; quyền về bảo vệ dữ liệu cá nhân; quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm...
Internet mang lại lợi ích không nhỏ, giúp trẻ em có thể dễ dàng hơn trong việc học tập, trao đổi… Tuy nhiên, trên môi trường mạng cũng tiềm ẩn những rủi ro với những thông tin độc hại, có thể ảnh hưởng tâm, sinh lý trẻ. Đây là vấn đề không mới nhưng đang là nguy cơ rình rập trẻ em hằng ngày, thậm chí hằng giờ. Vì thế, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng đang trở thành vấn đề cấp thiết của các nhà quản lý, nhà trường và phụ huynh học sinh.
Vụ bắt cóc trẻ em xảy ra tại Hà Nội mới đây đã khiến nhiều phụ huynh không khỏi hoang mang, lo sợ. Dù cơ quan chức năng đã ngay lập tức vào cuộc, kẻ bắt cóc đã kịp thời bị bắt giữ nhưng với những thủ đoạn tinh vi, manh động, liều lĩnh, diễn biến phức tạp, khó lường đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong cộng đồng cũng như đặt ra những yêu cầu với cơ quan chức năng, các bậc cha mẹ, nhà trường, xã hội về những giải pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm minh loại tội phạm này.
Trước thực trạng các vụ việc xâm hại, bạo hành trẻ em có chiều hướng gia tăng, các đại biểu Quốc hội kiến nghị các bộ, ngành cần quan tâm đẩy mạnh những giải pháp toàn diện, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của những quy định về bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại, mua bán và bạo hành trẻ em đang trở nên nhức nhối.