Các quốc gia châu Âu đang nỗ lực tìm cách thu hút lao động nhập cư và khuyến khích sinh đẻ, trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm và số lượng người cao tuổi gia tăng, kéo theo tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng. Theo Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) Ylva Johansson, EU cần thêm khoảng một triệu người nhập cư hợp pháp mỗi năm để bù đắp cho lực lượng lao động đang già đi của khối này.
Báo cáo kinh tế của Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) công bố cho biết, việc duy trì số người nhập cư trong ba năm tới của Chính phủ nước này là một quyết định đúng đắn, nhưng về lâu dài Canada vẫn cần thêm nhiều người hơn nữa để có thể ổn định cơ cấu về độ tuổi của quốc gia, đồng thời duy trì nền kinh tế vận hành ổn định.
Long An đang huy động mọi nguồn lực thực hiện 71.250 căn nhà ở xã hội thuộc Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Trong báo cáo mới công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, tình trạng già hóa dân số trên toàn cầu đang diễn ra nhanh chưa từng có, khiến nhiều quốc gia ngày càng phụ thuộc lực lượng lao động nhập cư để đạt các mục tiêu tăng trưởng.
Nhật Bản có thể thiếu 10 triệu lao động vào năm 2040, Ðức cần bổ sung 7 triệu lao động tới năm 2035, Canada đứng trước làn sóng nghỉ hưu khi 14% dân số nước này trong độ tuổi từ 55 đến 64. Tình trạng thiếu hụt nhân lực ngày càng trầm trọng ở hàng loạt nền kinh tế phát triển khiến cuộc đua thu hút lao động nhập cư ngày càng khốc liệt.
Chính phủ New Zealand cho biết, sẽ tạm thời điều chỉnh một số quy định về nhập cư nhằm thu hút thêm 12.000 lao động trong năm 2023 để lấp "lỗ hổng nhân lực" trong bối cảnh các doanh nghiệp đang khó tuyển dụng lao động. Bộ Nhập cư New Zealand nhấn mạnh, khủng hoảng lực lượng lao động đang tạo ra thách thức với mọi ngành nghề và đây không phải là vấn đề của riêng New Zealand.
Ngày 12/7, Phòng Thương mại Thái Lan cho biết, nước này đang thiếu hơn 500 nghìn lao động nhập cư trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi chậm chạp sau đại dịch Covid-19.