Ảnh minh họa.

Trang bị kiến thức để phòng tránh lừa đảo trên mạng

Chiếm quyền sử dụng Facebook, tạo tài khoản ảo, dùng hình nền tài khoản mạng xã hội giả để đăng quảng cáo bán hàng giá rẻ; sử dụng số điện thoại và tài khoản ngân hàng đứng tên người khác để chiếm đoạt tiền đặt cọc của bị hại, giả mạo cơ quan Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, Thuế... là những hình thức lừa đảo khá phổ biến thời gian qua. Người dân cần trang bị kiến thức để tránh bị lừa đảo trên không gian mạng.
Một trang fanpage mạo danh với các dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền bị treo.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Bộ Công an hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa

Tình hình tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhiều nạn nhân bị mất tiền do tham gia làm nhiệm vụ hưởng hoa hồng, đầu tư tài chính, bị lừa đảo tình cảm… Lợi dụng tình hình này, các đối tượng tiếp cận nạn nhân bị lừa đảo, tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lần hai đối với họ.
Thành viên tổ công tác thu giữ vật chứng liên quan.

Công an Bắc Giang bắt 31 đối tượng lừa đảo trên không gian mạng

Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Bắc Giang, đồng loạt kiểm tra 7 căn hộ của một khu chung cư cao cấp thuộc huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) và 2 địa điểm ở huyện Mỹ Đức (thành phố Hà Nội) phát hiện, kiểm soát 37 đối tượng từ 17 đến 25 tuổi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Các đối tượng lừa đảo bị bắt giữ.

Đắk Lắk triệt phá nhóm đối tượng lừa đảo hơn 300 người, chiếm đoạt khoảng 1 tỷ đồng

Chiều 14/5, Công an thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng cùng trú tại thành phố Buôn Ma Thuột gồm: Trần Đức Thịnh sinh năm 1996, Lê Bá Kiên sinh năm 1995, Trần Đình Lập sinh năm 1998, Trần Đình Công sinh năm 2000 và Nguyễn Tiến Quang sinh năm 2001, để mở rộng điều tra, xử lý về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.