Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, chương trình du lịch Về miền đất ngọc được tổ chức trong các năm qua cũng là quãng thời gian Quách Thành Trung quyết định gắn bó với mảnh đất Lục Yên, nơi anh hoạt động như một hướng dẫn viên du lịch, một người kể chuyện đá quý nhằm quảng bá du lịch, văn hóa truyền thống của không chỉ thị trấn nơi anh sinh sống là Yên Thế mà còn của huyện vùng cao Lục Yên của tỉnh Yên Bái.
Khai thác thế mạnh về đất đai, khí hậu mát mẻ ở vùng núi đá vôi Lục Yên (Yên Bái), những năm qua Công ty TNHH Xây dựng Sơn Tùng, huyện Lục Yên mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng vào trồng và phát triển cây cam. Đến nay, diện tích cam của công ty đã cho thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 100 lao động địa phương.
Sau lũ hai tuần, gần 90 người dân di tản khỏi thôn Khe Bín vẫn ở chen chúc trong ba căn nhà. Mỗi căn chỉ có một nhà tắm và một nhà vệ sinh. Rất nhiều người trong số họ đã không còn nhà để về, không còn ruộng nương để làm.
Một tàu cuốc trôi tự do từ phía thượng nguồn sông Chảy, xuống đến đoạn giáp ranh giữa xã Tân Lĩnh và xã Tô Mậu, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã mắc vào cầu Tô Mậu (cũ) đang trong quá trình tháo dỡ.
Hiện nay, các mỏ khai thác đá không chỉ đáp ứng về nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình, thành phẩm xuất khẩu, mà còn tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, nộp ngân sách góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích thì các mỏ đá đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ), đòi hỏi các ban, ngành địa phương nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý, khai thác đá.
Với vị trí đặc biệt chiến lược, nằm tại trục chính của tuyến cao tốc Hà Giang-Yên Bái kết nối với tuyến cao tốc Hà Nội-Lào Cai, thị trấn Yên Thế (huyện Lục Yên, Yên Bái) có nhiều lợi thế phát triển kinh tế.