Việt Nam đã nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Kết quả là tăng trưởng GDP thực tế đã vượt so với mức tiềm năng trong các quý I và II/2024.
Với bối cảnh tình hình thế giới, trong nước chuyển biến thuận lợi hơn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai các chính sách hỗ trợ mới về tài khóa, tiền tệ... để phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất.
Kết quả tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, sát với kịch bản cao đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77% so cùng kỳ; lạm phát cơ bản tăng 2,81%, thấp hơn mức CPI bình quân chung.
Năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Mặc dù vậy, bối cảnh quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, do đó để hoàn thành mục tiêu đề ra, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương
Việt Nam có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng qua thúc đẩy đầu tư công, tiêu dùng, du lịch và gia tăng đóng góp của số hóa, công nghệ cao vào GDP. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, quan điểm mới và quan trọng của Quy hoạch tổng thể quốc gia là phải hướng đến phát triển có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra được động lực phát triển mới, đồng thời phải bảo đảm các vấn đề về an sinh xã hội và môi trường...