Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nỗ lực tăng hiệu quả hoạt động chung Liên hợp quốc, nâng cao khả năng ứng phó của tổ chức này với các thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng.
Những thành tựu đạt được trong hai chuyến công tác đối ngoại đa phương vừa qua của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là minh chứng thuyết phục về đường lối ngoại giao đúng đắn, ổn định và bền vững mà Việt Nam đang lựa chọn.
Trên cơ sở những thành tựu hợp tác song phương đạt được từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, trên cơ sở sự tương đồng về mặt lợi ích và chia sẻ tầm nhìn chung thống nhất về việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện, nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6 đến 7/10/2024.
Từ ngày 25-27/6, Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) tổ chức phiên họp về các vấn đề nhân đạo với chủ đề “Ðặt con người lên hàng đầu khi ứng phó xung đột và biến đổi khí hậu: Tăng cường hỗ trợ nhân đạo, tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, thúc đẩy tính hiệu quả, sáng tạo và đối tác”.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 đến 20/6/2024.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương của Liên hợp quốc.
Trong hai ngày 1-2/2/2024, nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 24 và Diễn đàn Bộ trưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ 3 tại Brussel (Bỉ), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có nhiều cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng các nước, trao đổi các vấn đề cụ thể thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương cũng như phối hợp trong các cơ chế khu vực và quốc tế.
Trong hai ngày 17-18/1, tại thủ đô Kampala, Uganda, đã diễn ra Cuộc họp cấp Bộ trưởng trù bị cho Hội nghị Cấp cao lần thứ 19 Phong trào Không liên kết với chủ đề “Đưa hợp tác đi vào chiều sâu vì thịnh vượng chung toàn cầu”.
Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chuyển tải tư duy chiến lược của Ðảng về đường lối, chính sách đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Ðây là tài liệu quý cho các thế hệ cán bộ làm công tác đối ngoại, ngoại giao định hướng và vận dụng trong thực tiễn.
Thời gian qua, các thế lực thù địch không ngừng xuyên tạc chính sách tôn giáo, dân tộc của Việt Nam, cố tình đánh tráo khái niệm nhằm đồng nhất “quyền dân tộc tự quyết” với “quyền dân tộc thiểu số” để chống phá Đảng, Nhà nước cũng như khối đại đoàn kết dân tộc. Thực tế này đòi hỏi mỗi người dân cần nhận thức và thực hành đúng đắn quyền dân tộc tự quyết nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Hội nghị cấp cao nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nam Phi) lần thứ 15 đã bế mạc thành công tại thành phố Johannesburg, Nam Phi. Việc kết nạp sáu quốc gia tới từ các khu vực Mỹ Latin, châu Phi và Tây Á làm thành viên mới kể từ năm 2024 đã chứng tỏ sức hút của BRICS.
Ngày 24/4, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức Phiên thảo luận mở với chủ đề “Chủ nghĩa đa phương hiệu quả thông qua bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc”.
Tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 146, diễn ra tại Bahrain, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh: Việt Nam đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và tăng cường đối thoại, hợp tác, tìm biện pháp hòa bình cho tranh chấp và giải quyết thách thức toàn cầu.
Việt Nam cùng một số nước đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc để yêu cầu ICJ tư vấn về các vấn đề như nghĩa vụ của các nước trong việc gây ra những hệ quả tiêu cực về biến đổi khí hậu.