Giáo viên Trường tiểu học Khánh Hòa, huyện Yên Khánh thao tác trên học bạ điện tử.

Học bạ số - Điểm sáng trong chuyển đổi số giáo dục tại Ninh Bình

Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời giúp cải thiện khả năng tiếp cận kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy và tăng cường tương tác giữa giáo viên với học sinh. Việc triển khai Học bạ điện tử ở cấp tiểu học đang là một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống giáo dục của Ninh Bình.
Tập huấn sử dụng học bạ số cho giáo viên tại Trường tiểu học Nam Tiến 1, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh Phương Ly)

Triển khai học bạ số hiệu quả, đúng quy định

Thời gian qua, ngành giáo dục tích cực triển khai các bước nhằm thí điểm và tiến tới triển khai rộng rãi học bạ số góp phần tạo sự minh bạch trong quản lý kết quả học tập, rèn luyện của học sinh… Học bạ số được cho là giải pháp quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Giáo viên trường tiểu học Trần Quốc Toản (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tập huấn vận hành, sử dụng phần mềm Học bạ số cấp Tiểu học. (Ảnh: Nguyệt Anh)

Hiệu quả bước đầu từ thí điểm học bạ số

Với sự phát triển công nghệ của cuộc cách mạng 4.0, yêu cầu về công nghệ thông tin ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có các nghị quyết, chương trình, đề án nhằm đẩy nhanh hoạt động này. Trong đó, với ngành giáo dục, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2022 về phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.