Chiều 20/9, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị Triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề tại nhiều tỉnh, thành phố phía bắc. Báo cáo sơ bộ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng cho thấy, có gần 12 nghìn khách hàng với tổng dư nợ hơn 26 nghìn tỷ đồng đã bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả bão số 3 để lại.
Hiện nay, cho vay tiêu dùng được đánh giá là một lĩnh vực "nóng". Số liệu thống kê đến cuối năm 2023 cho thấy, tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 21% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng.
Cùng với sự thuận tiện và lợi ích khi “tiêu trước trả sau”, thẻ tín dụng đang dần trở nên phổ biến trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên trong những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới câu chuyện khách hàng của một chi nhánh ngân hàng tại tỉnh Quảng Ninh phát sinh dư nợ thẻ tín dụng ở mức 8,5 triệu đồng nhưng không thanh toán, 11 năm sau, dư nợ lên đến hơn 8,8 tỷ đồng.
Với thế mạnh trong lĩnh vực “tam nông”, nhiều năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hệ thống ngân hàng và Agribank đã giúp bà con nông dân có thêm nguồn lực để phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi.
Nhằm hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, thời gian qua các tổ chức tín dụng ở tỉnh Thái Bình đã ưu tiên cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; các chương trình, chính sách tín dụng của Trung ương, của tỉnh, cho vay xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Ngày 30/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo mức tăng trưởng tăng thêm cho các tổ chức tín dụng công khai, minh bạch theo các nguyên tắc và tiêu chí cụ thể.
Thừa Thiên Huế được đánh giá là địa phương triển khai nhiều chương trình, kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội, bước đầu đạt kết quả tích cực; nhiều dự án góp phần giải quyết bài toán về nhà ở cho người dân, nhất là đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp,...
Bên cạnh điều hành linh hoạt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ điều phối, chỉ đạo rà soát để giảm thiểu thủ tục hành chính, hồ sơ vay vốn, rút ngắn quá trình xem xét tín dụng, qua đó tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp và người dân.
Trong những năm qua, một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác là Quỹ tín dụng nhân dân đã phát huy được sức mạnh tập thể và từng thành viên giúp nhau sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống và hạn chế tín dụng đen, cho vay nặng lãi trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Thời gian qua, hệ thống các chương trình tín dụng đang triển khai của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện hai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Các chương trình tín dụng này cộng hưởng cùng chính sách tín dụng chuyên biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số, là lực đẩy giúp phát triển kinh tế-xã hội vùng miền núi khó khăn.