Đồng bào Giẻ Triêng ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có một lễ hội truyền thống rất độc đáo là lễ hội Cha Kchiah (hay còn gọi là lễ hội ăn than). Tiếng dân tộc Giẻ Triêng, từ Cha là ăn, còn Kchiah là than, vừa là tên gọi của một loài cây mà người Giẻ Triêng dùng để đốt lấy than, phục vụ cho lò rèn truyền thống.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội truyền thống đặc sắc riêng. Đối với đồng bào Xơ Đăng, phong tục Lễ cúng bắc máng nước mỗi khi lập làng mới hay nguồn nước đang sử dụng không còn bảo đảm chất lượng có ý nghĩa đặc biệt.
Người Hà Lăng, một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, hiện sinh sống tại xã biên giới Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum luôn tự hào về cây nêu của dân tộc mình. Cây nêu của người Hà Lăng có thể xem là một tác phẩm nghệ thuật, hội đủ yếu tố từ hội họa, điêu khắc đến nghề thủ công truyền thống.
Con đường bê-tông kết nối làng Ðê Kôn của bà con dân tộc thiểu số Ba Na với Quốc lộ 19 và Ủy ban nhân dân xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đã hoàn thành và đi vào hoạt động, ước mơ bao đời của người dân địa phương giờ đã trở thành hiện thực.
Người Ba Na là một trong sáu dân tộc bản địa của tỉnh Kon Tum, có hai nhánh chính là Ba Na Rơ Ngao (Ba Na ở thấp) và Ba Na Ji Lâng (Ba Na ở cao). Theo truyền thống, đồng bào ở đây không đào giếng lấy nước, cũng không tùy tiện lấy nước ở sông suối để sinh hoạt.