Sản xuất tại công ty TNHH Bumjin Electronics Vina. Ảnh: THÀNH ĐẠT

Triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 4 tháng đầu năm, có 81.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cũng có tới 86.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, cao hơn nhiều so với số doanh nghiệp thành lập mới và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường chủ yếu do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, “khát” vốn, thiếu kinh phí đầu tư và khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng.
Kỹ sư vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung , Khu Công nghiệp Nam Cầu Kiền, Hải Phòng. ( Ảnh: KHÁNH AN)

Để chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đạt hiệu quả cao

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta liên tục đưa ra những chính sách tạo động lực cho doanh nghiệp, doanh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn. Song, trên thực tế, có lúc có nơi vẫn để xảy ra tình trạng chính sách chưa tới, chưa đúng, chưa trúng; nhất là với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn hoặc đứng trên bờ vực phá sản do chưa tiếp cận được các chính sách vì vướng phải một số bất cập trong quá trình triển khai thực tiễn.
Do tổng cầu giảm, nhu cầu về vốn của nhiều doanh nghiệp dệt may cũng không cao như năm 2022.

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh điều kiện kinh doanh suy giảm, nguồn lực doanh nghiệp cạn kiệt, câu chuyện tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào vấn đề lãi suất, hay điều kiện cho vay, mà còn bởi sự hấp thụ vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, làm thế nào để tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp, đang là một bài toán khó, cần các giải pháp đồng bộ từ nhiều phía.