Hướng dẫn viên của Trung tâm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên giới thiệu về bộ công cụ SMART và các ứng dụng, cách thiết lập các hoạt động tuần tra, thu thập và quản lý dữ liệu cho cán bộ kỹ thuật, lực lượng Kiểm lâm, lực lượng quản lý bảo vệ rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung.

Áp dụng bộ công cụ SMART vào công tác quản lý bảo vệ rừng Nam Nung

Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đồng bộ theo yêu cầu về triển khai áp dụng bộ công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra (SMART) vào hoạt động tuần tra, kiểm tra và giám sát đa dạng sinh học, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đã tổ chức tập huấn áp dụng bộ công cụ SMART cho cán bộ kỹ thuật, lực lượng Kiểm lâm, lực lượng quản lý bảo vệ rừng.
Lực lượng kiểm lâm tỉnh Bình Ðịnh chủ động phòng, chống cháy rừng. (Ảnh VŨ SINH)

Bài 2: Chuẩn bị đầy đủ điều kiện để kinh doanh

Thị trường các-bon bao gồm rất nhiều lĩnh vực như lâm nghiệp, năng lượng, chăn nuôi, thú y... Hiện Việt Nam đang triển khai thí điểm ở lĩnh vực lâm nghiệp, tuy nhiên kết quả chưa thật sự khả quan do chưa có hành lang pháp lý rõ ràng. Do đó, để tín chỉ các-bon rừng trở thành hàng hóa thì vẫn còn nhiều việc phải làm…
Mô hình vườn ươm cây lâm nghiệp tại xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).

Tiềm năng kinh doanh tín chỉ carbon rừng

Việt Nam có hơn 14,7 triệu héc-ta rừng, đạt tỷ lệ che phủ 42,02%, là nơi hấp thụ và lưu giữ lượng lớn carbon, được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng với các dự án về tín chỉ carbon rừng. Theo các nhà phân tích, rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50-70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công.