Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 15 xu Mỹ, hay 0,2%, lên 82,75 USD/thùng; giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 12 xu, hay 0,2%, lên 78,62 USD/thùng, đều tăng gần 1% so với phiên trước.
Từ đầu năm tới nay, tỷ giá liên tục duy trì xu hướng tăng. Ngày 9/4, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 24.037 VND/USD, tăng thêm 17 đồng so với mức niêm yết một tuần trước đó. Giá mua USD tại các ngân hàng thương mại cũng dao động trong khoảng 24.715-24.805 VND/USD, còn giá bán ra duy trì trong phạm vi 25.110- 25.135 VND/USD.
Giá vàng thế giới đã tăng hơn 1% trong phiên ngày 20/3 sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết ngân hàng này dự kiến sẽ giảm lãi suất khoảng 0,75 điểm phần trăm vào cuối năm 2024, khiến đồng USD và lợi suất trái chính phủ giảm xuống.
Tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện cuối tuần qua, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED Jerome Powell cho biết, cơ quan này có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất cho vay chủ chốt trong năm nay. Tuy nhiên, FED chưa “chốt” thời điểm giảm lãi suất, trong khi giới phân tích khuyến cáo cần cắt giảm lãi suất sớm trước khi rơi vào tình thế khó xử.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định "ghìm cương lãi suất", theo đó giữ nguyên mức lãi suất. Việc duy trì lãi suất ổn định ở mức cao nhất trong 22 năm cho thấy FED thận trọng, tiếp tục theo dõi tác động của việc tăng lãi suất thời gian qua trước khi cân nhắc hành động tiếp theo, cũng như độ trễ chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến lạm phát và hoạt động kinh tế, tài chính của Mỹ.
Không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích, tại cuộc họp ngày 15/6 vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, lên mức 3,5% -mức cao nhất trong 22 năm và là lần thứ 8 liên tiếp nâng lãi suất. Việc ECB phát đi tín hiệu tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm thể hiện quyết tâm của ngân hàng này trong cuộc chiến chống lạm phát.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên 2,1%, từ mức 1,7% đưa ra hồi tháng 1. Lý giải việc nâng dự báo, WB cho rằng Mỹ và các nền kinh tế lớn khác đã phục hồi mạnh hơn so với kỳ vọng.
Chính sách hỗ trợ tín dụng cần hướng đến cả các doanh nghiệp có độ lan tỏa lớn và có tác động tích cực đến các ngành, lĩnh vực khác để thúc đẩy sản xuất của cả thị trường.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, các ngân hàng trung ương phải hành động dứt khoát để đưa lạm phát về mức mục tiêu, trong bối cảnh chỉ số kinh tế quan trọng này hiện lên cao nhất trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, để giảm lạm phát và duy trì môi trường tài chính ổn định là thách thức lớn, khi xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ ở nhiều nước đang làm tăng nguy cơ suy giảm kinh tế.