Thành phố Hồ Chí Minh vừa bổ sung thêm phương án thiết kế tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 (nối từ thành phố Thủ Ðức qua Quận 7). Với phương án thiết kế tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 chỉ ở mức 15 m như đề xuất vừa nêu, dư luận một lần nữa không khỏi lo ngại về sự nhất quán và hợp lý khi các phương án liên tục thay đổi cũng như định hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đối với khu vực cảng Nhà Rồng-Khánh Hội.
Ngày 13/8, trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh chưa chốt phương án thiết kế cầu Thủ Thiêm 4 (nối từ thành phố Thủ Đức qua quận 7).
Nằm trong số những công trình giao thông trọng điểm được thành phố quyết tâm sớm đầu tư trong năm 2025 có hai công trình là cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4. Đây là chủ trương đẩy nhanh việc thực hiện đề án huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030 theo cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố mà Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội đã đặt ra.
Làm thế nào để cách tiếp cận “thiết kế và tĩnh không” cầu Thủ Thiêm 4 đặt vị trí cây cầu trên tổng thể của cả dòng sông Sài Gòn, cụ thể là khu vực cảng Nhà Rồng-Khánh Hội nhằm vừa không đánh mất giá trị về lịch sử, văn hóa vừa gắn với mục tiêu phát triển xứng tầm nền kinh tế sông nước hàng trăm năm của Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề được bàn luận, trăn trở, kỳ vọng mà các chuyên gia về quy hoạch, lịch sử, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nêu ra tại hội thảo “Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực cảng Sài Gòn” do Báo Nhân Dân tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/8.
Chiều 18/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân đã tổ chức hội thảo “Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực cảng Sài Gòn”. Tại hội thảo, các chuyên gia về quy hoạch, lịch sử, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng như đại diện một số sở, ban ngành của Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng bàn luận để tìm ra phương án thiết kế tối ưu cho cây cầu trọng điểm ven sông Sài Gòn.
Chiều 18/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực Cảng Sài Gòn”, do Báo Nhân Dân tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của đông đảo kiến trúc sư, chuyên gia kinh tế, đô thị, nhà quản lý.
Chiều 18/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực Cảng Sài Gòn”, do Báo Nhân Dân tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của đông đảo kiến trúc sư, chuyên gia kinh tế, đô thị, nhà quản lý.
Cầu Thủ Thiêm 4 kết nối thành phố Thủ Đức và quận 7 với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.000 tỷ đồng đang được Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh các thủ tục chuẩn bị để đáp ứng tiến độ khởi công trong dịp 30/4/2025.
Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cầu Thủ Thiêm 4 ngày 7/8/2023 của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, tính tới thời điểm hiện tại đang có 5 phương án thiết kế, trong đó 3 phương án hướng tới chiều cao tĩnh không 10m; một phương án chiều cao tĩnh không đạt mức 15m và một phương án chiều cao tĩnh không có thể lên tới 45m.
Thông tin về việc cầu Thủ Thiêm 4 được thiết kế với tĩnh không thông thuyền ít nhất đạt 10m, cao nhất có thể lên tới 45m đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, du lịch cũng như các chuyên gia, nhà quản lý. Với vị trí hạ lưu, đón tàu lớn từ biển vào, việc “nới tĩnh không” cầu Thủ Thiêm 4 được kỳ vọng sẽ là lời giải cho bài toán phát triển lâu dài của nền “kinh tế sông nước” của Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quy hoạch, có 5 cây cầu vượt sông Sài Gòn nối trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hai câu cầu đã hoàn thành là cầu Thủ Thiêm (cầu Thủ Thiêm 1) và cầu Ba Son (cầu Thủ Thiêm 2); cầu Thủ Thiêm 3, cầu Thủ Thiêm 4 và cầu đi bộ cũng nằm trong quy hoạch, trong đó, cầu Thủ Thiêm 4 đang được Thành phố Hồ Chí Minh lấy ý kiến về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.