Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế) vừa tái hiện Lễ hội Tấc Ka Coong - tạ ơn thần núi, một trong 10 lễ hội tiêu biểu của đồng bào Cơ Tu (A Lưới). Đây là lễ hội cúng tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối trong phạm vi làng cai quản.
Trong các lễ hội lớn, đồng bào dân tộc Cơ Ho thường dựng cây nêu. Ðây là "linh vật" kết nối giữa trời đất, thần linh (Yàng) với con người. Lễ dựng cây nêu là nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng đa thần của người Cơ Ho nói riêng và nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên.
Là cư dân sống chủ yếu bằng làm nương rẫy và theo tín ngưỡng đa thần cho nên trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, người Cơ Ho Cil thường tổ chức nhiều nghi lễ như lễ cúng rừng, phát rẫy, lễ gieo hạt, lễ cầu mùa lúa chín, lễ mừng lúa mới... và lễ cầu mưa. Người Cơ Ho Cil gọi lễ cầu mưa là nhô dơng, nghi lễ tạ ơn các vị thần đã ban cho con người có sức khỏe tốt, mùa màng bội thu và sự bình yên cho gia đình, dòng tộc và buôn làng.
Người Hà Lăng, một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, hiện sinh sống tại xã biên giới Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum luôn tự hào về cây nêu của dân tộc mình. Cây nêu của người Hà Lăng có thể xem là một tác phẩm nghệ thuật, hội đủ yếu tố từ hội họa, điêu khắc đến nghề thủ công truyền thống.
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê Đê nói riêng, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, là cây vũ trụ, trục nối giữa đất với trời, là vật không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống, được người Ê Đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Người Ba Na là một trong sáu dân tộc bản địa của tỉnh Kon Tum, có hai nhánh chính là Ba Na Rơ Ngao (Ba Na ở thấp) và Ba Na Ji Lâng (Ba Na ở cao). Theo truyền thống, đồng bào ở đây không đào giếng lấy nước, cũng không tùy tiện lấy nước ở sông suối để sinh hoạt.
Đón xuân Quý Mão 2023, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức Chương trình Tết Việt với chủ đề “Cung đình ngày xuân” nhằm phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long xưa tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Cái không gian mù mịt sương khói miền sơn cước càng bộc lộ rõ nỗi niềm của một cô giáo vùng cao. Câu chuyện chất chứa niềm thương cảm, nhưng không buồn bã, mà đâu đó vẫn lấp ló nụ cười tinh nghịch.Tác giả: Hoàng Công DanhGiọng đọc: Ánh NguyệtLời bình: Nhà thơ Hữu ViệtMinh họa: Họa sĩ Nguyễn MinhThời lượng: 17p20g