Vùng Bảy Núi gồm huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với diện tích tự nhiên 95.491 ha, trong đó có khoảng 9.500 ha đất vùng cao, chưa kể đất đồi núi. Nằm xa kênh, rạch, sông cho nên thiếu hụt nguồn nước quanh năm, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Do vậy, xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao là mấu chốt để nông dân chủ động sản xuất, thay đổi cuộc sống.
Mặc cho thời tiết khắc nghiệt của vùng Bảy Núi, cây thốt nốt vẫn sừng sững vươn lên, ra hoa, kết trái giữa mùa khô hạn của phương nam. Từ một loài cây mọc hoang, giờ đây “mật ngọt” thốt nốt được khai thác làm nước giải khát, nấu đường, trở thành loài cây kinh tế giúp hàng nghìn hộ dân vùng Bảy Núi có thu nhập ổn định, thoát nghèo và khấm khá.
Trong kháng chiến cứu nước, cây tầm vông vạt nhọn trở thành vũ khí tiêu diệt kẻ thù, gìn giữ từng tấc đất quê hương. Khi non nước thanh bình, tầm vông là nguồn kế sinh nhai, thoát nghèo bền vững của hàng nghìn hộ dân vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang.
Hàng triệu lượt người từ khắp các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã đổ về khu vực biểu diễn khinh khí cầu để được 1 lần xem trực tiếp và trải nghiệm bay trên vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang.