Sáng 24/9, tại thành phố Biên Hòa, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai về tình hình phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng trên địa bàn và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2024. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Theo đánh giá, trong quý II năm 2024 nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, cơ bản đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ trên các lĩnh vực. Cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Việc nối lại hoạt động mua sắm và đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực xây dựng trong 3 tháng đầu năm 2024 đã kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Israel, sau khi tốc độ tăng trưởng bị ảnh hưởng hồi cuối năm ngoái khi nổ ra xung đột ở Dải Gaza.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, việc tạo việc làm ở các nền kinh tế Nam Á đang không theo kịp tốc độ gia tăng dân số trong độ tuổi lao động, khiến khu vực này có nguy cơ “phung phí lợi thế về nhân khẩu học của mình”.
Trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương vừa công bố hôm 1/4, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2024 - nhanh hơn mức 4,4% của năm 2023, nhờ thương mại phục hồi.
Kinh tế tư nhân được đánh giá có vai trò quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để giúp kinh tế tư nhân phát triển bền vững, là động lực tăng trưởng cho đất nước, cần sớm nhận diện bất cập, tháo gỡ những “điểm nghẽn”.
Liên quan việc Chính phủ đề xuất nâng tỷ lệ vốn nhà nước trong tổng vốn đầu tư các dự án giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) lên 70% trong dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định, đây là điểm rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, có tác động đến kinh tế, liên kết vùng.
Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách với các nước dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) như Trung Quốc hay Mỹ, giới chức Đức vừa quyết định tăng gần gấp đôi đầu tư cho nghiên cứu AI lên gần 1 tỷ euro trong 2 năm tới.
Bước sang quý III/2023 đã xuất hiện xu hướng khả quan trong nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, xu hướng phục hồi tháng sau tích cực hơn tháng trước; niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư được củng cố.
Mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023 trở nên rất khó khăn trong bối cảnh những tác động từ kinh tế, chính trị thế giới còn khó lường và khu vực sản xuất trong nước còn chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch. Tình thế đòi hỏi cần khẩn trương có những biện pháp thích ứng để phục hồi tổng cầu phát triển kinh tế phù hợp bối cảnh mới.
Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Hội thảo “Thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững”, nhằm phân tích rào cản và cơ hội khơi thông đầu tư tư nhân để thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.