Phú Yên được xem là vựa lúa của miền trung, mỗi năm canh tác 55 nghìn ha lúa hai vụ, tổng sản lượng khoảng 340 nghìn tấn. Tuy nhiên, ngành sản xuất lúa gạo tại địa phương này đang còn nhiều hạn chế như chất lượng lúa gạo kém, thu nhập của người trồng lúa còn thấp. Hiện nay, Phú Yên đang tập trung các giải pháp thúc đẩy sản xuất lúa gạo chất lượng, đáp ứng thị trường xuất khẩu, giúp người trồng lúa có lợi nhuận cao hơn.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, nhiều địa phương đã triển khai xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cho sản phẩm. Nhiều mô hình đã chứng minh được hiệu quả cả về kinh tế và môi trường, từng bước được nhân rộng trên cả nước.
Việc Cảnh sát giao thông ứng dụng tuần tra, kiểm soát trên thiết bị di động được kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu nghiệp vụ, tương thích với nhiều loại thiết bị di động, từng bước tự động hóa, nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia giao thông.
So với các tỉnh đồng bằng, công cuộc chuyển đổi số ở các tỉnh miền núi gặp khó khăn gấp bội khi hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, nguồn lực đầu tư ít, trình độ dân trí còn thấp. Tuy nhiên, chuyển đổi số chính là phương thức để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất.
Mấy năm qua, nông dân ở huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) coi nguồn vốn tín dụng của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tại địa phương là yếu tố then chốt giúp bà con chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đạt thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, vươn lên làm giàu trên vùng đất khó.