Phát hiện và phòng chống các cuộc tấn công trên không gian mạng, bảo đảm cho hệ thống CNTT đứng vững trước những nguy cơ mất an toàn an ninh thông tin luôn là một vấn đề tối quan trọng nhằm bảo đảm tính liên tục cho hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp.
Hiện nay, vấn đề không phải là liệu một tổ chức có bị tấn công hay không, mà là khi nào tổ chức đó bị tấn công, hậu quả sẽ ra sao và họ làm cách nào để khôi phục lại hoạt động bình thường sau sự việc đó.
Theo nghiên cứu của CyberSecurity Ventures 2022, dự kiến đến năm 2025, thiệt hại do tội phạm mạng gây ra trên toàn cầu có thể lên đến con số 10,5 nghìn tỷ USD, đây là con số dự đoán dựa trên xu hướng tăng trưởng hàng năm do các chuyên gia đưa ra.
Theo báo cáo “The cost of Cybercrime Report” từ Accenture, trung bình, mỗi cuộc tấn công có thể gây thiệt hại hàng triệu USD và trải đều trên các lĩnh vực, từ ngân hàng, tài chính, viễn thông, chính phủ…
Cũng theo báo cáo từ Accenture, các cuộc tấn công dưới hình thức ransomware đang ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 107%, điều này mang đến một áp lực rất lớn lên đội ngũ CNTT trong các tổ chức và doanh nghiệp trong việc liên tục phải thay đổi mình để thích ứng với sự phức tạp và biến đổi khôn lường trong bối cảnh chung của tội phạm mạng hiện nay.
Các cuộc tấn công sử dụng malware, phishing, DDoS, ransomware và các mối đe dọa khác đến từ nội tại tổ chức đang ngày càng nâng cao về sự phức tạp và hiệu quả.
Theo các Giám đốc an ninh thông tin (CISO), những cuộc chiến đấu liên miên và không ngừng này sẽ dẫn đến sự phát triển không bền vững về khía cạnh chi phí do tốc độ phát triển của tội phạm mạng đang nhanh hơn nhiều so với khả năng phòng vệ và phản ứng của các tổ chức và doanh nghiệp.
Tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, có không ít các doanh nghiệp đã là nạn nhân của những cuộc tấn công ransomware, mã hóa dữ liệu và đòi tiền chuộc thông qua Bitcoin. Hậu quả để lại là vô cùng lớn, có doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động của mình đến hơn một tuần để phục hồi hậu quả, kéo theo thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Tuy nhiên, đó chỉ là những vụ việc lớn mà nhiều người biết đến, trong khi đó vẫn có nhiều những tổ chức và doanh nghiệp khác cũng bị tấn công bởi ransomware và chọn cách âm thầm trả tiền chuộc và cứu lại một phần dữ liệu.
Thực trạng trên là một hồi chuông báo động cho tất cả các tổ chức tại Việt Nam phải chuyển mình và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với những tình huống xấu xảy ra.
Với tình hình hiện tại, việc xây dựng các giải pháp bảo mật cho các hệ thống CNTT nhằm phát hiện và chống lại những cuộc tấn công mạng là chưa đủ để bảo đảm an toàn. Không một tổ chức và doanh nghiệp nào, dù trang bị đầy đủ các giải pháp bảo mật đến đâu, có thể tự tin ngăn chặn tất cả những cuộc tấn công này.
Do đó, ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
NT&T Solution, nhà phân phối và đối tác dịch vụ của Dell Technologies, đã đưa ra một số giải pháp khác nhau để khôi phục lại hệ thống sau khi bị tấn công ransomware.
Theo đó có nhiều giải pháp khác nhau để lại yếu tố “cyber resilience” – nghĩa là khả năng khôi phục lại hệ thống sau khi bị tấn công ransomware, trong đó, phổ biến nhất là giải pháp sử dụng một chiếc “hầm” để cất giữ an toàn dữ liệu, được cách ly với hệ thống bên ngoài cũng như những tác nhân gây hại.
Hai thành phần chính của nhóm giải pháp này bao gồm:
• Vault: có thể hiểu là một chiếc hầm chứa những những dữ liệu an toàn, chưa bị mã hóa bởi ransomware
• Air-Gap: là một kết nối truyền dữ liệu giữa nguồn dữ liệu gốc và Vault, chỉ mở ra khi cần cất giữ dữ liệu an toàn và đóng lại trong suốt những khoảng thời gian khác.
Những đặc tính của vùng Vault. |
Nguyên tắc hoạt động của giải pháp sử dụng Vault và Air-Gap:
• Bước 1: Dữ liệu quan trọng gốc (như Database) được tạo một bản backup tại trung tâm dữ liệu chính, sau đó kết nối Air-Gap sẽ tự động được mở và dữ liệu sẽ được truyền sang vùng Vault có thể được đặt tại một data center khác.
• Bước 2: Kết nối Air-Gap bị đóng lại, dữ liệu sau khi truyền sang Vault sẽ được tạo một bản copy tại vùng sandbox, sẵn sàng cho hệ thống thử nghiệm việc khôi phục cũng như phân tích và kiểm tra xem dữ liệu có bị nhiễm ransomware không.
• Bước 3: Dữ liệu lưu trên Vault sẽ được thiết lập đặc tính immutable, nghĩa là sẽ không thể bị xóa hoặc sửa trong một khoảng thời gian quy định, giúp bảo đảm toàn vẹn dữ liệu.
• Bước 4: Mỗi dữ liệu trên Vault sẽ được hệ thống sử dụng cơ chế học máy để kiểm tra và xác định xem có bị nhiễm ransomware từ trước không, nếu phát hiện ra dữ liệu bị nhiễm mã độc sẽ có thông báo cho người quản trị để loại bỏ ra khỏi hệ thống.
Kiến trúc giải pháp khôi phục dữ liệu sau tấn công ransomware sử dụng Vault và Air-Gap. |
Được biết, Dell Technologies là hãng giải pháp công nghệ tiên phong trong lĩnh vực khôi phục dữ liệu trong không gian mạng trong nhiều năm qua và bộ giải pháp Cyber Recovery Solution đã được sử dụng tại nhiều tổ chức rất lớn trên thế giới và Việt Nam.