Niềm tin vào lộ trình từ những đơn vị tiên phong
Là một phần trong chiến lược tổng thể của Chính phủ nhằm đối phó với biến đổi khí hậu và tình trạng cạn kiệt tài nguyên, Kế hoạch Hành động quốc gia về Kinh tế tuần hoàn (NAPCE) đặt mục tiêu xây dựng một hệ thống sản xuất và tiêu dùng bền vững. Lộ trình này hướng đến việc sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguyên liệu và vật liệu tái chế, đồng thời giảm thiểu tối đa lượng chất thải ra môi trường.
Từ khi NAPCE được khởi xướng, vai trò dẫn dắt của Chính phủ thông qua các chính sách và hướng dẫn cụ thể được thể hiện rõ nét. Việc đề xuất một kế hoạch hành động cấp quốc gia sẽ giúp các doanh nghiệp định hình chiến lược rõ ràng hơn, đặc biệt trong việc đầu tư vào các dự án xanh.
Kế hoạch Hành động quốc gia về Kinh tế tuần hoàn (NAPCE) không chỉ tạo nền tảng vững chắc để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan. Những nỗ lực đồng lòng của chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Hợp tác doanh nghiệp thúc đẩy hiện thực hóa NAPCE
Để hiện thực hóa Kế hoạch Hành động quốc gia về Kinh tế tuần hoàn (NAPCE), doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng và chiến lược rõ ràng. Trước tiên, việc hiểu rõ các chính sách, quy định và hướng dẫn từ Chính phủ liên quan đến mục tiêu Net Zero là điều kiện tiên quyết. Đây không chỉ là cơ sở để các doanh nghiệp tuân thủ mà còn giúp họ tận dụng tốt các cơ hội mà NAPCE mang lại.
Bên cạnh đó, việc chia sẻ kinh nghiệm, những bài học thực tiễn giữa các bên liên quan cũng là một yếu tố then chốt. Sự hợp tác và học hỏi lẫn nhau không chỉ giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả thực hiện mà còn tạo ra một cộng đồng cùng tiến tới mục tiêu chung.
Tiến sĩ Chana Poomee, Giám đốc cấp cao về phát triển bền vững của Tập đoàn SCG, chia sẻ về các các sáng kiến thuộc chiến lược ESG 4 Plus của tập đoàn phù hợp chặt chẽ với các mục tiêu của NAPCE. |
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong đồng hành cùng Kế hoạch Hành động quốc gia về Kinh tế tuần hoàn (NAPCE) từ những ngày đầu, SCG đã triển khai nhiều dự án hợp tác với doanh nghiệp địa phương, cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Những sáng kiến này không chỉ thể hiện cam kết của SCG với sự phát triển bền vững mà còn góp phần xây dựng nền tảng cho các thế hệ tương lai.
Một trong những chương trình tiêu biểu của SCG là học bổng SCG Sharing the Dream, hợp tác cùng Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong suốt 17 năm qua, chương trình đã trao hơn 5.600 suất học bổng với tổng giá trị hơn 40 tỷ đồng, hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước.
Không chỉ dừng lại ở hỗ trợ tài chính, chương trình còn trang bị cho các bạn những kỹ năng thiết yếu thông qua các khóa học trực tuyến về ESG (Môi trường-Xã hội-Quản trị minh bạch), hội thảo chuyên đề và tham quan nhà máy để hiểu rõ hơn về các mô hình sản xuất bền vững.
Các sáng kiến như cuộc thi ESG Ambassador ASEAN cũng tạo điều kiện để các bạn trẻ giao lưu quốc tế và mở rộng hiểu biết, qua đó góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam có tư duy và hành động hướng tới một tương lai bền vững.
Chương trình Đại sứ ESG-ESG Ambassador giúp thế hệ trẻ trong khu vực được học hỏi và trao đổi kiến thức, cũng như sáng tạo và thực hiện các dự án cộng đồng của mình. |
Bên cạnh đó, công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân - công ty thành viên thuộc SCGP, ngành bao bì của SCG, đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực bao bì nhựa tái chế.
Duy Tân mới đây đã sản xuất thành công loại nắp dính liền chai với thiết kế gọn nhẹ (trọng lượng 1,7g), nguyên liệu HDPE, theo tiêu chuẩn quốc tế BRC Global về Bao bì và Vật liệu Đóng gói.
Doanh nghiệp cũng hợp tác với các đối tác như Nestlé, Muji, Motul để sản xuất bao bì nhựa tái sinh, đồng thời nghiên cứu các sản phẩm nhựa sinh học từ bã cà phê và hạt trấu - giải pháp tiềm năng cho vấn đề ô nhiễm nhựa hiện nay.
Không chỉ tập trung vào sản xuất, SCG còn triển khai các sáng kiến cộng đồng như chương trình “Rác không thải” tại xã Long Sơn, Vũng Tàu, nơi có hoạt động của tổ hợp hóa dầu Long Sơn-LSP của SCG.
Chương trình thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn trong trường học, cơ quan và cộng đồng, với mục tiêu xây dựng môi trường xanh, sạch. Tính đến tháng 7/2024, dự án đã thu gom được hơn 19.000kg rác thải tái chế, tạo hiệu ứng tích cực trong cộng đồng.
Việc thúc đẩy hiện thực hoá Kế hoạch Hành động quốc gia về Kinh tế tuần hoàn (NAPCE) được kỳ vọng tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp tự tin triển khai các dự án xanh.
Với sự dẫn dắt của Chính phủ và nỗ lực từ cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam đang từng bước đẩy nhanh quá trình đạt được cam kết Net Zero. Những hành động từ các đơn vị như SCG không chỉ góp phần hiện thực hóa mục tiêu quốc gia mà còn là minh chứng cho sức mạnh của sự hợp tác, nơi những giá trị bền vững được xây dựng trên nền tảng đồng lòng và trách nhiệm chung.