Cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện sách bán thành phẩm in lậu ở Hà Nội. (Ảnh THANH HÀ)

Sớm ứng dụng công nghệ hiện đại để chống nạn in lậu sách

Giai đoạn 2015-2022, Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu phối hợp Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nhiều vụ việc với số tiền xử phạt hành chính lên tới hơn 6 tỷ đồng. Con số đưa ra tại Hội nghị Tổng kết 15 năm công tác liên ngành về phòng, chống in lậu mới đây cho thấy, thực trạng in lậu sách diễn biến rất phức tạp, cần biện pháp mạnh để xử lý.
Sáng 21/6, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã đến chúc mừng, thưởng nóng cho Công an thành phố vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong điều tra, khám phá Chuyên án sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả.

Công an Đà Nẵng triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hơn 4 triệu cuốn sách giáo khoa “giả”

Sáng nay (21/6), Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã đến chúc mừng và thưởng nóng Công an thành phố Đà Nẵng vì thành tích đặc biệt xuất sắc trong điều tra, triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là sách giáo khoa với hơn 4 triệu cuốn. 
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra một cơ sở in trên địa bàn Hà Nội.

Cần có chế tài mạnh để xử lý việc in lậu các sản phẩm không đúng quy định

Hiện nay, tình trạng in lậu các xuất bản phẩm và các sản phẩm khác không đúng quy định của pháp luật đang có dấu hiệu gia tăng trở lại. Nhiều ý kiến trong ngành xuất bản cho rằng, thay vì phạt vi phạm hành chính như hiện nay, đã đến lúc cần phải xây dựng chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm các đối tượng in lậu.