Sắc màu Di sản đương đại Mang Thít

Nhằm bảo tồn và phát triển nghề gạch gốm truyền thống kết hợp phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các lò gạch gốm truyền thống hiện có, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Đề án "Di sản đương đại Mang Thít". Theo đó, toàn bộ vùng di sản khoảng 3.060 ha thuộc 4 xã: Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh, huyện Mang Thít được bảo tồn lò gạch gốm. Hiện đã có 364 hộ cam kết giữ lại 653 lò. Với đề án này, hy vọng "Vương quốc gốm đỏ" Mang Thít sẽ trở thành một vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm quốc tế, là một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực.
0:00 / 0:00
0:00
Một góc Di sản đương đại Mang Thít.
Một góc Di sản đương đại Mang Thít.

Những năm 1980, cả vùng có gần 3.000 lò gạch trải dài gần 30 km thuộc huyện Long Hồ và Mang Thít, hoạt động quanh năm, qua bao thế hệ đúc kết thành kỹ thuật nung chỉ bằng lò gạch. Sản phẩm gốm với mầu đỏ đặc trưng từ đất sét tạo nét riêng cho gốm Vĩnh Long không nơi nào có được, xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây, các cơ sở lò gạch gặp nhiều khó khăn cho nên quy mô và công suất hoạt động không còn lớn như trước. Hiện toàn tỉnh còn hơn 20 doanh nghiệp sản xuất gốm, sản lượng trung bình đạt khoảng 5 triệu sản phẩm, ước giá trị mang lại khoảng 400 tỷ đồng/năm. Nhiều người nặng tình với gạch gốm đã sáng tạo, xây dựng nhiều công trình có giá trị mang màu sắc đặc trưng của làng nghề. Mới đây, tỉnh đã tổ chức trưng bày con đường nghệ thuật gốm đỏ Vĩnh Long, thu hút sự quan tâm của du khách; tạo điểm nhấn cho du lịch.

Sắc màu Di sản đương đại Mang Thít ảnh 1

Nhiều người dân Vĩnh Long vẫn gắn bó với nghề làm gạch ngói truyền thống.

Sắc màu Di sản đương đại Mang Thít ảnh 2

Du khách tham quan Di sản đương đại Mang Thít.

Sắc màu Di sản đương đại Mang Thít ảnh 3

Làng gạch ngói ở tỉnh Vĩnh Long đã tồn tại hơn 100 năm nay.