Ra mắt Chương trình “Blue ocean-Blue Foods” - Hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản

Ngày 6/7, tại Hà Nội, lãnh đạo Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và đại diện Hội Thủy sản Việt Nam, ICAFIS, WinEco… đã dự, chứng kiến Lễ ra mắt Chương trình “Blue ocean-Blue Foods” - Hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản.
0:00 / 0:00
0:00
Lễ ký kết biên bản hợp tác giữa Công ty cổ phần Wineco Việt Nam (nhãn hàng JapiFoods) và ICAFIS trong việc đồng hành với Chương trình "Blue Ocean-Blue Foods".
Lễ ký kết biên bản hợp tác giữa Công ty cổ phần Wineco Việt Nam (nhãn hàng JapiFoods) và ICAFIS trong việc đồng hành với Chương trình "Blue Ocean-Blue Foods".

Việt Nam có địa hình đa dạng và phức tạp nên có sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến đổi môi trường và tác động xấu đối với nền kinh tế và cuộc sống của con người. Trong đó các khu vực ven biển với thiên nhiên phong phú, đa dạng đã, đang mang lại sinh kế cho khoảng 1/2 dân số cả nước. Tuy nhiên, một trong số các quốc gia phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai, vùng ven biển Việt Nam thường xuyên phải chịu ảnh hưởng nặng nề của các thảm họa thiên nhiên, gây thiệt hại đáng kể về người và kinh tế…

Không những vậy, khu vực ven biển còn chịu tác động nghiêm trọng của nước biển dâng. Theo Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam năm 2020, nếu mực nước biển dâng thêm 100 cm, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập khoảng 47% diện tích, khoảng 10% dân số tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng trực tiếp do mất đất. Khi mực nước biển dâng trung bình 57 cm, sẽ có khoảng 8% diện tích rừng và thảm thực vật tự nhiên ở vùng ven biển có nguy cơ bị ngập. Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp nghiêm trọng nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, Nam Định và TP Hồ Chí Minh…

Cùng với đó sự phát triển nhanh của đô thị và kinh tế-xã hội cộng hưởng với tác động của nóng lên toàn cầu, dẫn đến gia tăng nhanh hơn các hiện tượng cực đoan, cũng như rủi ro khí hậu ở các địa phương ven biển. Trong đó, những tác động đáng chú ý đó là nước biển dâng, xâm nhập mặn, ngập lụt đô thị, đảo nhiệt đô thị và nắng nóng, lũ lụt, sạt lở bờ sông và bờ biển, gió mạnh, bão và áp thấp nhiệt đới… Do vậy, cần tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong hỗ trợ cộng đồng ven biển ứng phó với biến đối khí hậu là một trong những mục tiêu quốc gia mà Chính phủ đang đặt ra.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Việt Nam có hơn 800 loài rong biển, trong đó có 90 loài có giá trị kinh tế. Trong đó có 20 loài rong biển chứa agar hoặc carrageenan với 7 loài rong biển phổ biến có giá trị kinh tế cao... Báo cáo của Cục Thủy sản, diện tích trồng rong biển tiềm năng của cả nước khoảng 900 nghìn ha (tương đương 600-700 nghìn tấn rong khô/năm). Đến năm 2020, diện tích trồng rong biển sẽ đạt khoảng 15.000 ha, với sản lượng 135.000 tấn rong tươi…

Ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc ICAFIS, Hội Thủy sản Việt Nam cho biết: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ở đó cộng đồng ngư dân ven biển, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em là những người dễ bị tổn thương nhất. Trong khi chúng ta đang thiếu đi các nguồn lực tham gia cùng cộng đồng trong thích ứng cũng như giảm nhẹ với biến đổi khí hậu. Chính vì vậy chúng tôi phát động chương trình này với mong muốn tạo ra những giá trị thiết thực cho cộng đồng, xã hội và doanh nghiệp.

Với mục tiêu và ý nghĩa cao cả đó, Trung tâm ICAFIS, Hội Thủy sản Việt Nam đã ra mắt chương trình dự án “Blue ocean-Blue foods” để thúc đẩy sự tham gia có trách nhiệm của các bên liên quan nhằm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường biển và sinh kế cộng đồng. Đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng ven biển về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường biển, cũng như thúc đẩy chương trình đồng hành của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường biển “Blue ocean”; thúc đẩy chuỗi kinh tế toàn hoàn, có trách nhiệm, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vùng ven biển “Blue foods”.

Ngoài ra, thúc đẩy liên minh thực phẩm thủy sản có trách nhiệm “Blue Foods Alliance” và nâng cao nhận thức cộng đồng ven biển về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường biển. Cùng với đó nhằm thúc đẩy chương trình đồng hành của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường biển “Blue ocean”; thúc đẩy chuỗi kinh tế toàn hoàn, có trách nhiệm, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vùng ven biển “Blue foods” và thúc đẩy liên minh thực phẩm thủy sản có trách nhiệm “Blue Foods Alliance”…

Ra mắt Chương trình “Blue ocean-Blue Foods” - Hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản ảnh 1

Lãnh đạo Cục Thủy sản chụp ảnh cùng các đại biểu dự Lễ ra mắt chương trình.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Sâm, Giám đốc JapiFoods cho biết: Chương trình mà ICAFIS, Hội Thủy sản Việt Nam phát động là một chương trình hết sức ý nghĩa với môi trường-xã hội-cộng đồng, doanh nghiệp và để đồng hành với chương trình, JapiFoods cam kết đóng góp 10% trên tổng doanh thu của chúng tôi cho chương trình và cam kết luôn kề vai, sát cánh cùng chương trình.

Để chương trình hoạt động phát triển, bền vững, theo đại diện ICAFIS cho rằng, trong thời gian tới cần tập trung truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường biển cũng như gắn kết chương trình ESG doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường biển “Blue ocean”. Đồng thời cần thúc đẩy chuỗi kinh tế tuần hoàn, có trách nhiệm, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vùng ven biển “Blue foods” và thúc đẩy liên mình thực phẩm thủy sản có trách nhiệm “Blue Foods Alliance”…