
Sự kiện lịch sử nào dưới đây được ví như “đòn trinh sát chiến lược”?
Vào nửa cuối năm 1974, cục diện chiến tranh có sự chuyển biến mau lẹ theo hướng ngày càng có lợi cho cách mạng. Nắm bắt thời cơ, Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị (họp từ ngày 30/9-8/10/1974) hạ quyết tâm chiến lược: “Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất nước nhà”.
Trên cơ sở đó, ngay đầu mùa khô 1974-1975, quân dân ta trên chiến trường miền nam đẩy mạnh hoạt động đấu tranh quân sự. Tại miền Đông Nam Bộ, tháng 10/1974, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định giao nhiệm vụ cho Quân đoàn 4 (vừa mới thành lập ngày 20/7/1974) mở chiến dịch Đường 14-Phước Long nhằm mục đích: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; mở rộng vùng giải phóng, mở rộng đầu cầu tuyến hành lang chi viện chiến lược 559; tạo bàn đạp thuận lợi cho các binh đoàn chủ lực sẵn sàng tiến công Sài Gòn.
Chiến dịch diễn ra 3 đợt:
Đợt 1, từ ngày 13 đến ngày 17/12/1974
Đợt 2, từ ngày 23 đến ngày 28/12/1974
Đợt 3, từ ngày 31/12/1974 đến 6/1/1975

[Quiz] Sau khi Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi thất thủ, thành phố Đà Nẵng rơi vào thế cô lập, Mỹ đã có hành động gì?
Kết quả toàn chiến dịch, ta diệt và bắt giữ hơn 4.000 địch, phá hủy 15 máy bay, 4 khẩu pháo, 3 xe bọc thép, thu giữ 3.125 súng các loại, 2 máy bay (C-113), 100 xe ô-tô, 10.000 viên đạn pháo; giải phóng toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân. Chính quyền Sài Gòn tỏ ra bất lực, chấp nhận “bỏ rơi” Phước Long. Chính phủ Mỹ chỉ tuyên bố đe dọa ngoại giao.
Chiến thắng Đường 14-Phước Long là “đòn trinh sát chiến lược” cho thấy sự suy yếu của quân đội Sài Gòn và khả năng phản ứng rất hạn chế của Mỹ. Trên cơ sở đó, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (họp từ ngày 18/12/1974-8/1/1975) hạ quyết tâm chiến lược cuối cùng: Mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền nam.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
Điểm