Nhận thức về văn hóa đang dần được nâng cao cùng với việc xây dựng và hình thành nền công nghiệp văn hóa Việt Nam. Điều đó có thể thấy ở sự xuất hiện những bộ phim điện ảnh trong nước mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng thời gian qua, hay những show diễn đẳng cấp tạo nên cơn sốt vé, thu hút hàng chục nghìn khán giả từ khắp nơi đổ về tham dự…
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang tiếp tục được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vào tháng 11 tới.
Trong phần thứ hai của bài viết "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng" kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Ðảng ta luôn xác định: Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 được coi là bản tuyên ngôn, là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, có vai trò định hướng cho nhận thức và phương châm hoạt động văn hóa, văn nghệ của toàn Đảng, toàn dân, là ngọn đèn soi rọi cho nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Tròn 80 năm ra đời, không chỉ mang sứ mệnh lịch sử vào thời điểm năm 1943, Đề cương về văn hóa Việt Nam còn có sức sống bền vững với những giá trị mang tầm thời đại, định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam.
Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 được coi là bản tuyên ngôn, là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, có vai trò định hướng cho nhận thức và phương châm hoạt động văn hóa, văn nghệ của toàn Đảng, toàn dân, là ngọn đèn soi rọi cho nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Từ đó đến nay, nền văn hóa Việt Nam phát triển đa dạng, phong phú, dân tộc, khoa học, đại chúng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trở thành nguồn lực phát triển đất nước.
Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia "80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu tại Hội thảo. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa.
Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943-2023) có chủ đề “Văn hóa Việt Nam - khởi nguồn và động lực phát triển” sẽ diễn ra vào ngày 27/2 tại Hà Nội là một sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm.
Nền văn hóa Việt Nam được vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc; là nguồn lực to lớn góp phần tạo nên những thắng lợi vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, Ðảng ta đã kế thừa và phát huy sáng tạo những điểm cốt lõi của bản Ðề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Cách đây 80 năm, trong tình thế nước sôi lửa bỏng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Ðề cương về Văn hóa Việt Nam đã ra đời, được xem như bản Cương lĩnh đầu tiên về văn hóa của Ðảng ta. Ðề cương đã trình bày một cách ngắn gọn, súc tích các quan niệm, phạm trù, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa Việt Nam, thể hiện một tầm nhìn xa rộng, tư duy lý luận sắc bén và khả năng đúc kết thực tiễn sâu sát của một đảng non trẻ sau 12 năm lãnh đạo cách mạng.
Điều khẳng định đầu tiên chúng tôi muốn đề cập, đó là ý nghĩa có tính lịch sử cách mạng của Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 - Bản Tuyên ngôn văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay khi chưa có chính quyền trong tay.
Ngày 16/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã có bài phát biểu tại Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Ngày 17/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh, diễn ra Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu một số bài viết, tham luận của các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan Bộ, ngành, chuyên môn chung quanh chủ đề Hội thảo.
Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội, Đảng đã đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược. Những quan điểm, chủ trương sâu sắc và toàn diện đó là đường hướng để toàn Đảng, toàn dân phấn đấu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Hà Nội đã tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO từ năm 2019. Nhưng từ đó đến nay, việc xây dựng thành phố sáng tạo chưa có nhiều chuyển biến. Vấn đề làm thế nào để thúc đẩy xây dựng thành phố sáng tạo, nhất là làm thế nào để tận dụng được nguồn lực văn hóa của thành phố thúc đẩy sáng tạo trong thiết kế mang bản sắc Hà Nội đang được đặt ra, cần có lời giải đáp.
Dân tộc Việt Nam với hơn bốn nghìn năm lịch sử, trải qua bao biến đổi, thăng trầm đã tích lũy, tạo ra được nhiều giá trị, bản sắc văn hóa riêng, làm nên hồn cốt của dân tộc và góp phần đóng góp vào nền văn hóa của nhân loại.
Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2021), ngày 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Tọa đàm về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong lĩnh vực di sản văn hóa theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 30 điểm cầu trên toàn thành phố.