Phát biểu khai mạc, Tiến sĩ Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đây là một chủ đề hết sức quan trọng và thiết thực, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước pháp quyền không chỉ là mục tiêu mà còn là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó quyền lực nhà nước phải được phân công, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát một cách hiệu quả để phục vụ lợi ích của nhân dân.
Khẩn trương, nỗ lực hoàn thiện Đề án về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
“Đây không chỉ là một yêu cầu chính trị, mà còn là yêu cầu pháp lý để bảo đảm sự minh bạch và công bằng trong việc thực thi quyền lực”, Tiến sĩ Lê Trường Sơn nhấn mạnh.
Quang cảnh hội thảo. |
Cũng theo Hiệu trưởng Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, chúng ta đã thấy rõ những thành công nhất định trong việc xây dựng thể chế và quy định pháp luật nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước.
Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức cần giải quyết như việc phân chia trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước, việc thực thi pháp luật và kiểm soát quyền lực còn chưa đồng bộ và hiệu quả.
Vì vậy, Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9/11/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đề ra mục tiêu đến năm 2030 là hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, được kiểm soát hiệu quả.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, dù đã có những tiến bộ đáng kể trong nhận thức và thực thi, nhưng việc phân công vẫn chưa rõ ràng, phối hợp chưa nhịp nhàng và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước vẫn còn chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
Để kiểm soát quyền lực nhà nước, theo các chuyên gia, cần nhận thức sâu sắc kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp nói riêng.
Chuyên gia phát biểu tại hội thảo. |
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong bộ máy nhà nước; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đồng thời, cần tiếp tục xây dựng và củng cố cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong bộ máy thực thi quyền hành pháp; kiện toàn lại bộ máy thanh tra, kiểm tra đủ mạnh và độc lập hơn với thủ trưởng trong các cơ quan thực thi quyền hành pháp.