Những thách thức ngành thủy sản
Theo báo cáo của Cục Thủy sản, sau hơn 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản và gần 2 năm triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi nghề, chính quyền các cấp, các thành phần kinh tế đã triển khai xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược, đề án chuyển đổi nghề và thực hiện một số mô hình chuyển đổi sinh kế tại các cộng đồng ngư dân ven biển theo hướng giảm khai thác, tăng nuôi trồng và đẩy mạnh bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã thu được những kết quả tích cực. Một số mô hình chuyển đổi nghề đã phát huy hiệu quả tích cực, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng ngư dân và các thành phần kinh tế, xã hội khác tại các địa phương như: Quảng Ninh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định...
Về nuôi trồng thủy sản trên biển, đến nay, nuôi biển đã bước đầu thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào chuỗi ngành hàng. Nhiều công nghệ mới, hiện đại được ứng dụng trong nuôi biển, như: công nghệ nuôi tuần hoàn khép kín, kiểm soát môi trường; công nghệ nuôi lồng công nghiệp…
Đến nay, nuôi biển đã bước đầu thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào chuỗi ngành hàng. |
Đối với việc chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân, các địa phương đều xác định nghề lưới kéo, lưới rê thu ngừ là những nghề xâm hại nguồn lợi và hệ sinh thái, đã xây dựng tiêu chí đặc thù nhằm hạn chế phát triển, đặc biệt là nghề lưới kéo. Do đó, các tỉnh, thành phố ven biển đã tổ chức triển khai thực hiện tốt việc cắt giảm những tàu cá làm nghề lưới kéo có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên, tàu cá có tuổi thọ từ 15 năm trở lên...
Việc xác định loại nghề hạn chế phát triển và thực hiện cắt giảm tàu cá làm nghề lưới kéo, lưới rê thu ngừ đã góp phần điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hải sản theo hướng giảm dần các nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái...
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc khai thác và nuôi trồng thủy sản vẫn còn nhiều thách thức và tồn đọng.
Theo ông Vũ Duyên Hải, Phó cục trưởng Cục Thủy sản, việc giải quyết các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu trong hoạt động thủy sản vẫn phải đối mặt với không ít hạn chế cũng như khó khăn. Bên cạnh đó, là những yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, gia tăng rào cản kỹ thuật (thẻ vàng EC) hay phát triển không bền vững… cũng là những thách thức đối với ngành thủy sản.
Ông |
Ông Vũ Duyên Hải, Phó cục trưởng Cục Thủy sản chia sẻ về những thách thức ngành thủy sản đang phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay. |
Việc giải quyết các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu trong hoạt động thủy sản vẫn phải đối mặt với không ít hạn chế cũng như khó khăn. Bên cạnh đó, là những yêu sách chủ quyền trên biển Đông, gia tăng rào cản kỹ thuật (thẻ vàng EC) hay phát triển không bền vững… cũng là những thách thức đối với ngành thủy sản.
Ông Vũ Duyên Hải, Phó cục trưởng Cục Thủy sản.
Chia sẻ tại Hội nghị “Giảm khai thác, tăng cường quản lý tàu cá, phát triển nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh công tác bảo tồn biển và chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân”, ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang trăn trở: Hiện nay, đội tàu khai thác vùng khơi của tỉnh Kiên Giang đang thiếu khoảng 192 chiếc, trong khi đó số lượng tàu khai thác vùng ven bờ lại đang thừa khoảng 200 chiếc so với kế hoạch.
Theo ông Toàn, nếu không sớm giải quyết để giảm số lượng tàu ven bờ thì sẽ ảnh hưởng tới việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì vùng biển này lại chính là nơi sinh sản của thủy sản.
“Để giảm khai thác, tăng nuôi trồng thủy sản trước mắt cần phải có ngay cơ chế chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề thì mới giảm được đội tàu khai thác ven bờ và hỗ trợ tín dụng để bà con chuyển sang đầu tư nuôi trồng thủy sản”, ông Toàn chia sẻ.
Nhân rộng những mô hình hay, hiệu quả
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, cho rằng khai thác thủy sản hiện quá lớn và tác động đến nguồn lợi thủy sản nghiêm trọng. Nếu khai thác thủy sản ven bờ không được tổ chức hợp lý thì nguồn lợi thủy sản sẽ vẫn suy giảm. Đời sống ngư dân ngày càng khó khăn.
"Việc chuyển đổi nghề, tạo sinh kế bền vững cho ngư dân ven biển là chủ trương lớn. Để chuyển đổi nghề hiệu quả cần có sự tham gia, góp ý của người dân với mục tiêu tạo việc làm, có thu nhập bền vững. Hiện đã có một số mô hình hay, hiệu quả nhưng để nhân rộng cần có sự chung tay của lãnh đạo địa phương cũng như cộng đồng để xây dựng nông thôn mới ven biển trở thành nơi đáng sống", ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.
Ông Trần Đình Luân nhấn mạnh: Hiện đã có một số mô hình hay, hiệu quả nhưng để nhân rộng cần có sự chung tay của lãnh đạo địa phương cũng như cộng đồng để xây dựng nông thôn mới ven biển trở thành nơi đáng sống. |
Việc chuyển đổi nghề, tạo sinh kế bền vững cho ngư dân ven biển là chủ trương lớn. Để chuyển đổi nghề hiệu quả cần có sự tham gia, góp ý của người dân với mục tiêu tạo việc làm, có thu nhập bền vững. Hiện đã có một số mô hình hay, hiệu quả nhưng để nhân rộng cần có sự chung tay của lãnh đạo địa phương cũng như cộng đồng để xây dựng nông thôn mới ven biển trở thành nơi đáng sống.
Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản.
Theo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, cả nước còn khoảng 83.600 tàu cá. Để đạt được mục tiêu này, lộ trình giảm số lượng tàu cá và chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân theo đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái cần được bảo đảm.
Đóng góp ý kiến để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng: Việc áp dụng mô hình hợp tác xã sẽ giúp thúc đẩy nuôi trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, giải quyết việc làm cho ngư dân.
Việc áp dụng mô hình hợp tác xã sẽ giúp thúc đẩy nuôi trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, giải quyết việc làm cho ngư dân. |
"Mô hình hợp tác xã là cùng nhau hỗ trợ nhau phát triển, từ đó có thể cung cấp đa dạng dịch vụ như sản xuất, đời sống, thương mại và dịch vụ. Trong đó, sản xuất bao gồm quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và kinh doanh thủy sản; đời sống bao gồm nhu yếu phẩm; thương mại-dịch vụ như đại lý vé tàu...", TS Trần Minh Hải nêu quan điểm.
Ngành thủy sản vượt khó hướng tới phát triển bền vững
Ngày 13/12, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị “Giảm khai thác, tăng cường quản lý tàu cá, phát triển nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh công tác bảo tồn biển và chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân”. Hội nghị tập trung đánh giá kết quả triển khai kế hoạch giảm khai thác, tăng nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh công tác bảo tồn biển, tạo sinh kế cho ngư dân.