5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD

NDO - Giải thưởng Chính VinFuture 2024 vinh danh 5 nhà khoa học cho những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của Học sâu, mở ra một kỷ nguyên đột phá cho những đổi mới sáng tạo về công nghệ, nhờ đó máy móc có thể “học” từ lượng dữ liệu khổng lồ và đạt được độ chính xác đáng kinh ngạc trong các tác vụ như nhận diện hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và đưa ra quyết định.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao giải thưởng Chính VinFuture 2024 cho ông Jensen Huang, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao giải thưởng Chính VinFuture 2024 cho ông Jensen Huang, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.

Lễ trao giải Khoa học-Công nghệ toàn cầu VinFuture 2024 diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ vinh danh chủ nhân của các giải thưởng danh giá với tổng trị giá gần 115 tỷ đồng (tương đương 4,5 triệu USD).

Lễ trao giải thưởng Khoa học - Công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture được tổ chức năm thứ 4 để vinh danh những nhà khoa học xuất chúng, các công trình nghiên cứu đột phá đã đóng góp cho cuộc sống của hàng triệu người trên trái đất trở nên tốt đẹp hơn, kiến tạo nên một môi trường sống bền vững cho thế hệ tương lai.

Sau tiếng vang của 3 mùa giải trước, VinFuture 2024 đã thu hút số lượng kỷ lục, gần 1.500 dự án nghiên cứu, được đề cử bởi hơn 9.000 đối tác đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Số lượng các nhà khoa học quốc tế trở thành đối tác đề cử tăng gấp gần 8 lần, số lượng đề cử tăng 2,5 lần so với mùa đầu tiên là minh chứng cho thấy tầm vóc, sự lan tỏa và uy tín quốc tế của VinFuture.

Lễ trao giải VinFuture lần thứ 4 quy tụ hàng trăm “bộ óc” xuất chúng nhất toàn cầu trong các lĩnh vực trọng yếu và góp phần định hình sự phát triển của thế giới trong tương lai, như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, y học, nghiên cứu môi trường,… Trong đó có nhiều nhà nghiên cứu là chủ nhân của những giải thưởng quốc tế danh giá, như Nobel, Millennium Technology, Turing… và chủ nhân giải thưởng VinFuture các mùa trước.

Chương trình được truyền hình trực tiếp từ 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam và được tiếp sóng trên nhiều nền tảng trực tuyến.

Nhấn để xem nội dung mới nhất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ trao Giải VinFuture 2024

Tham dự Lễ trao giải VinFuture 2024 có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ trao Giải VinFuture 2024.

Dự chương trình còn có các Đại sứ, Đại diện, quan chức ngoại giao các nước, cùng đại diện lãnh đạo các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các thành viên Hội đồng Giải thưởng, Hội đồng Sơ khảo VinFuture và các nhà khoa học nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 2
Hai nhà sáng lập Quỹ VinFuture: ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân, bà Phạm Thu Hương, Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn Vingroup tại Lễ trao giải. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Giáo sư Sir Richard Henry Friend - Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture:

Vị thế đặc biệt của Giải thưởng VinFuture với sức lan tỏa toàn cầu

Phát biểu khai mạc, Giáo sư Sir Richard Henry Friend - Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture cho biết, Giải thưởng VinFuture đã khẳng định tầm nhìn đúng đắn, khi hai nhóm nhà khoa học từng được vinh danh bởi VinFuture đã tiếp tục được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận tại Giải Nobel.

Năm 2021, nhóm Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture mùa đầu tiên, Tiến sĩ Katalin Karikó và Giáo sư Drew Weissman, đã xuất sắc được trao Giải Nobel Y học năm 2023. Công trình nghiên cứu đột phá về biến đổi và kiểm soát mARN và đầu những năm 2000 đã giúp phát triển vắc-xin chống lại Covid, hứa hẹn là nền tảng cho việc phát triển nhiều phương pháp điều trị mới.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 3
Giáo sư Sir Richard Henry Friend phát biểu.

Sau đó, Tiến sĩ John Jumper và Tiến sĩ Demis Hassabis đến từ Google DeepMind, Chủ nhân Giải Đặc biệt dành cho Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới năm 2022, đã tiếp tục được vinh danh với Giải Nobel Hóa học năm 2024 nhờ công trình đột phá về mô hình AI dự đoán cấu trúc protein.

Theo GS Richard Henry Friend, Lễ trao giải tối nay là một sự kiện điểm nhấn trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture, với nhiều cuộc thảo luận về cơ hội và giải pháp ở hàng loạt lĩnh vực và công nghệ. Những tiến bộ trong công nghệ ‘năng lượng xanh’, từ pin mặt trời tới các giải pháp lưu trữ năng lượng, đã mang đến những giải pháp dễ ứng dụng với chi phí phải chăng.

Tuy nhiên, những giải pháp dài hạn phải bảo đảm đáp ứng được hàng loạt thách thức đối với việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong toàn bộ chu trình từ khai thác khoáng sản đến tái chế khi hết vòng đời.

Những giải pháp không chỉ giải quyết mục tiêu cấp bách trước mắt là giảm phát thải ròng về 0, mà còn cần giải quyết những mục tiêu rộng hơn, như chất lượng không khí và ô nhiễm đô thị. Chất lượng không khí kém tại các thành phố đang trở thành một thách thức toàn cầu, ví dụ như mức độ ô nhiễm cao tại tiểu lục địa Ấn Độ đang được báo chí phản ánh rộng rãi trong những tuần qua.

Đây đều là những chủ đề đã được thảo luận tại hai buổi Tọa đàm “Khoa học & cuộc sống” vào đầu tuần này. Thêm vào đó, sự phát triển vượt bậc về hiệu suất và triển khai AI tạo sinh đã làm rung chuyển các ngành công nghiệp và xã hội, đặt ra những cơ hội và thách thức mà chúng ta đã mổ xẻ trong tọa đàm “Triển khai AI trong Thực tế”.

Ngay từ đầu năm nay, đội ngũ Quỹ VinFuture tại Hà Nội đã làm việc không mệt mỏi để hỗ trợ Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Giải thưởng trong công tác tiếp nhận và đánh giá đề cử. Năm nay, mùa giải năm nay đã nhận được gần 1.500 đề cử đến từ đa dạng quốc gia, đa dạng lĩnh vực. Sức lan tỏa toàn cầu này đang mang lại vị thế đặc biệt cho Giải thưởng VinFuture.

“Hội đồng Sơ Khảo và Hội đồng Giải thưởng rất hân hạnh được chào đón những Chủ nhân Giải thưởng tại đây tối nay. Quý vị là minh chứng rõ nét cho tầm nhìn đúng đắn và toàn diện của Giải thưởng VinFuture, và chúng tôi rất vui mừng được chào mừng quý vị đến với cộng đồng khoa học toàn cầu của VinFuture. Tôi xin gửi lời chúc mừng tới đội ngũ Quỹ VinFuture và tất cả những người đã cùng làm nên Giải thưởng VinFuture, và đặc biệt tôi xin chúc mừng tầm nhìn sâu rộng và đúng đắn của hai Nhà sáng lập”, Giáo sư Sir Richard Henry Friend bày tỏ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

Các sáng kiến đột phá, giải pháp quan trọng giải quyết các thách thức chung mang tính toàn cầu

Phát biểu tại Lễ trao giải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với thông điệp "Bứt phá kiên cường", VinFuture 2024 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục vinh danh các công trình nghiên cứu và phát minh mang tính đột phá, tác động sâu rộng, giúp nhân loại vượt qua khó khăn và chạm tới những đỉnh cao mới.

Thủ tướng nêu rõ, trong thế giới đầy biến động với nhiều khó khăn, thách thức ngày nay, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để chúng ta bứt phá, vươn xa, bay cao, hội nhập trong tiến trình phát triển, làm cho thế giới, nhân loại ngày càng tốt đẹp, ấm no và hạnh phúc hơn.

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ưu tiên nguồn lực và tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là trong các ngành, lĩnh vực mới nổi.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ trao Giải VinFuture 2024. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

"Chúng ta rất vui mừng, Tuần lễ Khoa học VinFuture 2024 và Lễ trao giải hôm nay hội tụ những “tinh hoa”, những “người khổng lồ” của khoa học thế giới với những thành tựu khoa học xuất sắc, đặc biệt là 4 công trình khoa học được vinh danh", Thủ tướng nói.

Với phạm vi bao quát các lĩnh vực cốt lõi như khoa học máy tính, y tế công cộng, sức khoẻ toàn cầu, khoa học vật liệu và y học tái tạo, các công trình được vinh danh hôm nay đều là các sáng kiến đột phá, những giải pháp quan trọng giải quyết các thách thức chung mang tính toàn cầu, toàn dân và góp phần định hình tương lai của thế giới.

Thủ tướng đánh giá cao ông Phạm Nhật Vượng và phu nhân việc hình thành, phát triển và khẳng định tầm vóc quốc tế của Quỹ VinFuture, đặc biệt Giải thưởng VinFuture đang trở thành một trong những giải thưởng khoa học thường niên uy tín, truyền cảm hứng thúc đẩy hợp tác toàn cầu, kết nối những ý tưởng sáng tạo để giải quyết những thách thức lớn mang tính toàn dân. Điều đó cũng phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam, nơi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được xác định là một trong những trụ cột phát triển đất nước nhanh và bền vững.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 5

Các đại biểu tham dự lễ trao giải VinFuture 2024.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu và là quốc sách để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã định hướng.

Trong nỗ lực “bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên”, Việt Nam xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ưu tiên nguồn lực và tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là trong các ngành, lĩnh vực mới nổi, đặc biệt quan trọng như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế sáng tạo, chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật...

Thủ tướng mong muốn các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các đối tác quốc tế và trong nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ, ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả hơn nữa để Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển đột phá trong nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng tỏa sáng, phát triển mạnh mẽ. Với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Việt Nam luôn hoan nghênh, khuyến khích các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện thực hóa các ý tưởng, cơ hội, dự án đầu tư của mình tại Việt Nam.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 6

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ưu tiên nguồn lực và tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là trong các ngành, lĩnh vực mới nổi.

Việt Nam cũng cam kết tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, luôn là đối tác tin cậy, là người bạn đồng hành thuỷ chung và nỗ lực hết sức mình để đóng vai trò là một trong những “người truyền lửa” trong phát triển hệ sinh thái khoa học công nghệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Một lần nữa, Thủ tướng nhiệt liệt chúc mừng các nhà khoa học được vinh danh hôm nay và sự cống hiến bền bỉ, khát vọng bứt phá của họ - những người luôn nỗ lực không ngừng nghỉ vì tương lai tươi sáng, hoà bình, phát triển thịnh vượng và bền vững của nhân loại.

Hai nhà đồng sáng lập VinFuture tặng hoa cho các thành viên Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo

Hai Nhà sáng lập Quỹ VinFuture là ông Phạm Nhật Vượng và phu nhân - bà Phạm Thu Hương trao những đóa hoa sen - một loài hoa biểu tượng của Việt Nam - như một lời tri ân sâu sắc nhất từ VinFuture gửi đến các thành viên Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng sơ khảo VinFuture 2024.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 7

Ảnh: Thành Đạt

Hội đồng Giải thưởng VinFuture quy tụ 11 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới, gồm: Chủ tịch Hội đồng - Giáo sư Sir Richard Henry Friend, Đại học Cambridge (Vương quốc Anh), chủ nhân Giải thưởng Millennium Technology năm 2010; Giáo sư Pascale Cossart, nguyên Trưởng khoa Tế bào, Viện nghiên cứu Pasteur; Giáo sư Đặng Văn Chí, Giáo sư Xuất sắc Bloomberg về Y học Ung thư, Đại học Johns Hopkins; Giáo sư Soumitra Dutta, Hiệu trưởng Peter Moores của Trường Kinh doanh Saïd, Đại học Oxford (Vương quốc Anh); Giáo sư Martin Andrew Green, Giáo sư Khoa học và Giám đốc sáng lập Trung tâm Quang điện Tiên tiến tại Đại học New South Wales (Australia); Tiến sĩ Xuedong David Huang, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn Zoom, Viện sĩ Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ; Giáo sư Daniel Kammen, Giáo sư Xuất sắc James & Katherine Lau về Phát triển Bền vững, Đại học California, Berkeley (Mỹ); Giáo sư Kostya S. Novoselov, Chủ nhân Giải thưởng Nobel Vật lý năm 2010 về phân lập graphene; Giáo sư Pamela Christine Ronald, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học và Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ; chủ nhân giải Đặc biệt VinFuture năm 2022 dành cho Nhà khoa học nữ; Giáo sư Susan Solomon, Giáo sư Lee và Geraldine Martin về nghiên cứu môi trường, Chủ nhiệm Chương trình Khí quyển, Đại dương và Khí hậu tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture năm 2023 dành cho Nhà khoa học nữ; Giáo sư Leslie Gabriel Valiant, Giáo sư T. Jefferson Coolidge về Khoa học Máy tính và Toán ứng dụng, Đại học Harvard (Mỹ) - Chủ nhân Giải thưởng A.M. Turing năm 2010 cho công trình nghiên cứu về khoa học máy tính lý thuyết.

Hội đồng Sơ khảo gồm 10 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng - Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, Đại học California, Santa Barbara, Viện sĩ Viện Hàn lâm Kỹ thuật quốc gia Mỹ; Giáo sư Quarraisha Abdool Karim: Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học thế giới; Phó Giám đốc Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Chương trình AIDS tại Nam Phi; Giáo sư Mônica Alonso Cotta: Giám đốc Viện Vật lý “Gleb Wataghin”, Đại học Campinas (Brazil); Giáo sư Đỗ Ngọc Minh: Giáo sư Tài năng Thomas và Margaret Huang, Đại học Illinois Urbana-Champaign (Mỹ); Phó Hiệu trưởng danh dự, Trường Đại học VinUni (Việt Nam); Giáo sư Ermias Kebreab: Giám đốc Trung tâm Lương thực Thế giới, Đại học California, Davis (Mỹ); Giáo sư Hans Joachim Schellnhuber: Tổng Giám đốc Viện Phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế tại Laxenburg (Áo); Giáo sư Alta Schutte: Trưởng nhóm nghiên cứu về Tim mạch, Mạch máu và Chuyển hóa, Đại học New South Wales; và là Giáo sư nghiên cứu Viện Sức khỏe toàn cầu George (Australia); Giáo sư Ingolf Steffan-Dewenter: Trưởng khoa Sinh thái động vật và sinh học nhiệt đới tại Đại học Würzburg (Đức); Giáo sư Fiona Watt: Giám đốc Tổ chức Sinh học phân tử châu Âu; Giáo sư Vivian Yam: Giáo sư Philip Wong Wilson Wong về Hóa học và Năng lượng; và là Giáo sư Chủ nhiệm Hóa học, Đại học Hồng Kông (Trung Quốc)

Vaccine dạng uống ngừa bệnh tả nhận Giải đặc biệt cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển

Giải thưởng trị giá 500 nghìn USD (tương đương gần 13 tỷ đồng) được trao cho Tiến sĩ Firdausi Qadri với công trình: đổi mới cải tiến vaccine dạng uống ngừa bệnh tả ở các nước đang phát triển.

Cuối năm 1992, Bangladesh đối mặt với các đợt bùng phát dịch tả bất thường. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra chủng vi khuẩn tả mới mang tên O139, một trong 2 chủng gây ra phần lớn các ca bệnh tả.

Từ phát hiện đó, các nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn sử dụng một chủng vaccine sống giảm động lực của Việt Nam đã giúp các nhà khoa học Bangladesh tối ưu và phổ cập thành công 2 vaccine phòng bệnh tả dạng uống có tên là Shanchol và Cholvax.

Chỉ với 1 liều vaccine uống duy nhất, con người có thể tăng khả năng chống lại bệnh tả lên tới 65% trong 2 năm đầu.

Vaccine dạng uống giúp việc vận chuyển, lưu trữ và sử dụng dễ dàng, thuận tiện hơn, đặc biệt là tại các vùng xa xôi, điều kiện kinh tế khó khăn, nơi việc bảo quản lạnh gần như không thực hiện được. Và quan trọng hơn, tại Bangladesh, giá của 2 loại vaccine dạng uống này đều rất hợp lý, dao động từ 4-9 USD 1 liều, rẻ hơn gần 5 lần so với loại vaccine khác trên thị trường.

Sau khi được phổ biến tại nhiều quốc gia, vaccine dạng uống đã góp phần đẩy lùi sự hoành hành của dịch tả. Năm 2018, số ca mắc bệnh tả trên toàn cầu đã giảm 60%. Năm 2019, tổng số ca tử vong do bệnh tả đã giảm 36%. Việc dự phòng sớm để kiểm soát dịch tả giúp tăng cường an ninh y tế và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh trên toàn thế giới.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 8

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên - Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo VinFuture trao cup và chứng nhận đến nhà khoa học đạt giải. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Phát biểu tại Lễ trao giải, Tiến sĩ Firdausi Qadri bày tỏ vinh dự khi được nhận giải Đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển. Bà cho biết, 4 thập kỷ vừa qua, bà và các đồng nghiệp nỗ lực phòng, chống bệnh lây nhiễm, bệnh tả, Covid-19 để bảo đảm vaccine giá cả phải chăng, có thể đưa tới người dân ở quốc gia cần vaccine này nhất nhờ thành tựu mở rộng quy mô với nỗ lực của mình.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 9

Tiến sĩ Firdausi Qadri bày tỏ vinh dự khi được nhận giải VinFuture cho công trình của mình. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

“Giải thưởng không chỉ phản ánh nỗ lực cá nhân mà tưởng thưởng cho đội ngũ ở cơ quan tôi và phản ánh sức mạnh khoa học trong xây dựng cuộc sống tốt đẹp. hơn. Tôi hy vọng điều này sẽ tạo cảm hứng cho phụ nữ và người trẻ tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu khoa học, cải thiện sức khỏe người dân dân trong lĩnh vực này”, TS Firdausi Qadri nói.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 10

Tiết mục múa "Trống cơm" đến từ vũ đoàn PL dưới sự dàn dựng của biên đạo - NSƯT Phan Lương.

Nữ Giáo sư người Mỹ nghiên cứu vật liệu giúp cơ thể tự chữa lành giành Giải đặc biệt cho Nhà khoa học nữ

Giải thưởng dành cho Nhà khoa học nữ được trao cho Giáo sư Kristi S. Anseth (Mỹ) vì đã tạo ra những tiến bộ trong thiết kế vật liệu polymer và các phương pháp cho ứng dụng y sinh.

Theo đó, bà đã tiên phong phát triển các hệ thống nuôi cấy tế bào dựa trên vật liệu sinh học để giải mã các tín hiệu của chất nền ngoại bào (ECM) trong quá trình điều hòa sự phát triển, duy trì và tái tạo mô. Bà đã thiết kế cấu trúc ECM nhân tạo nhằm mô phỏng môi trường vi mô đặc trưng của tế bào và mô trong không gian ba chiều.

Những mô hình này có thể được tùy chỉnh để giúp các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu về các quá trình sinh học trong không gian 4 chiều. Giáo sư Anseth tiến hành nghiên cứu cách các tế bào trao đổi thông tin với ECM, từ đó thiết kế các vật liệu sinh học có khả năng tái tạo mô, điều trị các trạng thái bệnh lý, cũng như sàng lọc thuốc. Bà đã kết hợp sinh học phân tử và tế bào với kỹ thuật và toán học để tạo ra các vật liệu sinh học mới thay thế mô, có khả năng phục hồi, duy trì hoặc cải thiện chức năng của mô.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 11

Giáo sư Richard Henry Friend - Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture trao cup và chứng nhận cho Giáo sư Kristi S. Anseth. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Giáo sư Kristi S. Anseth bày tỏ hạnh phúc khi được vinh danh với Giải thưởng dành cho nhà khoa học nữ, đồng thời cảm ơn Quỹ VinFuture đã dành giải thưởng mà trong đó tôn vinh những nhà khoa học nữ.

"Tôi biết đây là một lĩnh vực năng động và chúng tôi cũng thực hiện những nghiên cứu kết hợp kỹ thuật với vật liệu sinh học, vi sinh để chúng tôi có được vật liệu y học tái tạo, để cải thiện sức khỏe con người trên toàn thế giới", bà chia sẻ.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 12

Giáo sư Kristi S. Anseth cảm ơn Quỹ VinFuture đã dành giải thưởng mà trong đó tôn vinh những nhà khoa học nữ. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Giáo sư Kristi S. Anseth gửi lời cảm ơn đến những người đã sát cánh, hướng dẫn, khuyến khích bà dám đối mặt với rủi ro, thách thức để theo đuổi sự nghiệp của mình, trong đó có sự ủng hộ vô điều kiện từ chồng và con gái.

"Tôi hy vọng con gái 17 tuổi cũng như thế hệ trẻ được truyền cảm hứng. Thế giới cần nhiều nhà nữ khoa học hơn", Giáo sư Kristi S. Anseth nhắn nhủ.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 13

Nghệ sĩ violin Hoàng Hồ Khánh Vân cùng dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam và vũ đoàn PL với nhạc khúc VIOLIN ANTONIO VIVALDI: CONCERTO "WINTER" - CHƯƠNG 1. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Liệu pháp tế bào CAR-T giành Giải đặc biệt dành cho các nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới

Giải thưởng vinh danh 3 nhà khoa học: Giáo sư Zelig Eshhar, Giáo sư Carl H. June và Giáo sư Michel Sadelain với công trình phát triển liệu pháp tế bào CAR-T để điều trị ung thư và các bệnh khác.

Mỗi năm, thế giới có hơn 19 triệu ca mắc mới ung thư và hơn 10 triệu người tử vong vì bệnh này. WHO dự báo, đến năm 2050, mỗi năm sẽ có 35 triệu ca mắc ung thư trên toàn cầu, tăng gần gấp đôi so với hiện nay. Ước tính, trong giai đoạn từ 2020 đến 2050, ung thư sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới hơn 25 nghìn tỷ USD.

Một bước ngoặt trong y học đã diễn ra khi liệu pháp tế bào CAR-T ra đời, mang lại cơ hội sống cho những bệnh nhân ung thư không đáp ứng với các phương pháp điều trị truyền thống.

Tế bào T là một loại tế bào bạch cầu, có khả năng nhận diện và tiêu diệt các tế bào bất thường hoặc các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào T đôi khi không thể nhận ra hoặc bỏ qua những mối đe dọa này, như trong trường hợp ung thư.

Khi điều trị, bệnh nhân sẽ được thu thập các tế bào T từ máu. Tế bào T sau đó được sửa đổi gen và trang bị thêm các thụ thể mới trên bề mặt. Thụ thể này được gọi là CAR, giúp tế bào T nhận diện được tế bào ung thư. Các tế bào CAR-T sau đó được tiêm trở lại cơ thể bệnh nhân để tiêu diệt tế bào ung thư mục tiêu.

Đến nay, đã có 6 liệu pháp tế bào CAR-T được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt để điều trị bệnh ung thư máu, với tỷ lệ đáp ứng điều trị từ 60 - 90%, giúp cứu sống hàng nghìn bệnh nhân mỗi năm. Liệu pháp CAR-T đã mở ra cuộc cách mạng trong điều trị ung thư với mức độ cá nhân hóa cao. Nghiên cứu này còn thúc đẩy những đổi mới được ứng dụng thành công trong lâm sàng và phát triển ngành sản xuất dược phẩm sinh học trên toàn cầu, góp phần kiến tạo một thế giới khỏe mạnh hơn.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 14

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao cúp và chứng nhận. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Vì lý do sức khỏe nên Giáo sư Zelig Eshhar không thể đến Việt Nam nhận Giải thưởng VinFuture. Con gái của Giáo sư là bà Sharon Eshhar thay mặt bố để nhận Giải Đặc biệt dành cho Nhà nghiên cứu các lĩnh vực mới.

Phát biểu cảm xúc, Giáo sư Carl H. June bày tỏ vinh dự đại diện cho đại học nơi ông công tác nhận giải thưởng VinFuture.

Chia sẻ về công trình nghiên cứu, ông cho biết công trình phát triển liệu pháp tế bào CAR-T giúp tận dụng hệ miễn dịch con người tìm ra phương thức mới chữa trị ung thư, mang lại hy vọng cho mọi bệnh nhân.

“Tôi cảm ơn Quỹ VinFuture với tầm nhìn đã thiết lập ra giải thưởng này giúp thúc đẩy đột phá trong khoa học cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng tìm ra giải pháp bền vững, bình đẳng cho thế giới. Đây là cơ hội tôn vinh và thúc đẩy niềm tin người bệnh tin vào khoa học công nghệ và là nguồn động viên cho khoa học thế giới để biến khám phá khoa học thành lợi ích thực chất cho mọi người”, GS Carl H. June nói.

Theo Giáo sư Michel Sadelain, công trình nghiên cứu có thể điều chỉnh tế bào T trong tế bào nhận ra và tiêu hủy tế bào ung thư với công nghệ C19 – công nghệ rất hiệu quả để chữa cho ung thư máu. Liệu pháp này có thể chữa một số dạng bệnh khác. Việc sử dụng tế bào T có thể coi là thuốc sống và hy vọng thuốc này không chỉ mang lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư mà còn những người mắc các căn bệnh khác.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 15

Bà Sharon Eshhar, con gái Giáo sư Zelig Eshhar thay mặt ông đến nhận giải thưởng. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Thay mặt Giáo sư Eshhar nhận giải, bà Sharon Eshhar cho biết: “Những công trình nghiên cứu khoa học là đam mê lớn nhất của cha tôi. Những hy sinh ông phải trải qua, ông chia sẻ ông luôn sẵn sàng thực hiện lại lần nữa công trình của mình. Xin cảm ơn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho cha tôi trong công trình nghiên cứu và mong muốn của ông đóng góp tìm ra biện pháp chữa trị cho bệnh ung thư và cứu sống mọi người trên thế giới. Với cha tôi, khi cứu được một mạng người như là cứu được cả thế giới”.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 16

Ban nhạc Imagine Dragons với các nghệ sĩ: Dan Reynolds, Wayne Sermon, Ben McKee và Daniel Platzman khuấy động sân khấu Lễ trao Giải VinFuture 2024. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 17

Imagine Dragons được biết đến với một loạt danh hiệu như “một trong những ngôi sao sáng nhất năm 2012” (tờ Billboard), “nhóm nhạc đột phá của năm 2013 (kênh MTV), “bản nhạc rock thành công nhất của năm”, với hơn 74 triệu bản album được bán ra, 65 triệu bản nhạc kỹ thuật số, hơn 160 tỷ lượt phát trực tuyến, 10 ca khúc vượt 1 tỷ lượt phát, 4 MV tỷ view cùng hàng chục MV trăm triệu lượt xem trên Youtube, hàng trăm đề cử và giải thưởng. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Giải thưởng Chính VinFuture 2024 vinh danh những đóng góp thúc đẩy sự tiến bộ của Học sâu

Clip: Trao giải thưởng Chính VinFuture 2024.

Giải thưởng Chính VinFuture 2024 vinh danh những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của Học sâu (deep learning), mở ra một kỷ nguyên đột phá cho những đổi mới sáng tạo về công nghệ, nhờ đó máy móc có thể “học” từ lượng dữ liệu khổng lồ và đạt được độ chính xác đáng kinh ngạc trong các tác vụ như nhận diện hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và đưa ra quyết định.

Giải thưởng Chính VinFuture 2024 vinh danh 5 nhà khoa học cho những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của Học sâu.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 18

Các đại biểu tham dự Lễ trao Giải thưởng VinFuture 2024.

- Giáo sư Yoshua Bengio và Giáo sư Geoffrey E. Hinton, đến từ Canada, với nghiên cứu tiên phong về mạng nơ-ron và các thuật toán Học sâu

- Ông Jen-Hsun Huang, đến từ Mỹ, với kiến trúc thuật toán cho học sâu và điện toán tăng tốc

- Giáo sư Yann Lecun, đến từ Mỹ, với nghiên cứu tiên phong về mạng nơ-ron tích chập cho thị giác máy tính

- Giáo sư Fei-Fei Li, đến từ Mỹ, vì những đóng góp tiên phong cho thị giác máy tính và nhận dạng hình ảnh quy mô lớn.

Vì lý do sức khỏe và gia đình, Giáo sư Geoffrey E. Hinton và Giáo sư Fei-Fei Li đã không có mặt tại Lễ trao giải hôm nay và họ đã gửi tới chương trình những chia sẻ cảm xúc khi được tôn vinh với Giải thưởng Chính VinFuture 2024.

Học sâu kết hợp cùng dữ liệu lớn – chìa khóa giải quyết những thách thức lớn nhất của nhân loại

Công nghệ hỗ trợ lái nâng cao, Trợ lý ảo trên hàng tỷ thiết bị và phương tiện thông minh, Hệ thống camera AI hiện diện khắp thế giới, AlphaFold dự đoán cấu trúc 3D của hàng trăm triệu protein, Hay công nghệ dự báo siêu bão với độ chính xác ngày càng cao. Những lĩnh vực tưởng chừng không có gì liên quan, thực tế đều là ứng dụng của thuật toán Học sâu.

Thuật toán Học sâu sử dụng mạng lưới nơ-ron thần kinh nhân tạo mô phỏng các tế bào thần kinh trong não người. Thuật toán này huấn luyện để máy tính tự động học và hiểu dữ liệu, giống như cách hoạt động của não bộ, từ đó có thể giải quyết các vấn đề phức tạp, từ nhận diện hình ảnh, giọng nói đến phân tích dữ liệu quy mô lớn, với tốc độ và độ chính xác đáng kinh ngạc.

Từ năm 2012, Học sâu trở thành một công cụ mang tính cách mạng. Không có lĩnh vực nào Học sâu không tham gia, hầu như không quốc gia nào Học sâu không hiện diện.

Khi kết hợp với dữ liệu lớn, Học sâu có thể tạo ra những ứng dụng mạnh mẽ, giúp xử lý và khai thác lượng dữ liệu khổng lồ để nghiên cứu, tính toán trước các tình huống, giải quyết các vấn đề phức tạp trong khoa học và thực tiễn cuộc sống.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 19

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Giải thưởng Chính VinFuture 2024 cho các tác giả.

Tất cả các ngành Khoa học đều đã tận dụng được sức mạnh của Học sâu để đẩy nhanh các khám phá và mở rộng ranh giới sự hiểu biết của con người. Thành tựu mà thuật toán này mang lại trong một thời gian ngắn, như phát triển các vật liệu mới, dự đoán chính xác cấu trúc protein… có thể sánh ngang với sự tiến bộ trong cả trăm năm của nhiều lĩnh vực nghiên cứu.

Trong lĩnh vực Môi trường và khí hậu, Học sâu kết hợp với dữ liệu lớn đã tạo nên những bước tiến vượt bậc trong phân tích dữ liệu vệ tinh, giúp tạo ra các mô hình dự báo khí hậu với độ chính xác cao và phát hiện sớm thiên tai, thay đổi của hệ sinh thái, từ mất rừng đến sa mạc hóa, hỗ trợ các giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong lĩnh vực Công nghiệp, đặc biệt là Công nghiệp công nghệ cao, Robot ứng dụng Học sâu được xem là chìa khóa mở ra kỷ nguyên sản xuất thông minh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng tốc phát triển và thiết kế sản phẩm, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu suất và độ chính xác, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tiêu hao năng lượng và bảo đảm an toàn lao động vượt trội.

Đối với Nông nghiệp thông minh, Học sâu đã thay đổi cách con người sản xuất lương thực. Từ việc dự đoán sâu bệnh, tối ưu hóa thời gian gieo trồng đến sử dụng drone để giám sát cây trồng, công nghệ này đang dẫn dắt một cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp bền vững và góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Học sâu và dữ liệu lớn cũng đã mở ra cơ hội cá nhân hóa dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe trong Y tế. Bằng cách phân tích dữ liệu gen và lịch sử y tế, các chuyên gia có thể chẩn đoán sớm các bệnh di truyền, đề xuất chế độ ăn uống, hành vi và điều trị phù hợp với từng cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong lĩnh vực Năng lượng, Học sâu đang định hình một kỷ nguyên mới trong quản lý năng lượng thông minh. Công nghệ này giúp dự đoán nhu cầu năng lượng, tối ưu hóa hệ thống lưới điện và tích hợp năng lượng tái tạo, giảm thất thoát và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Trong các Đô thị thông minh, Học sâu đã trở thành trụ cột của các giải pháp tối ưu hóa giao thông và cải thiện chất lượng sống. Các hệ thống thông minh dựa trên Học sâu có khả năng phân tích dữ liệu từ camera giao thông, cảm biến và GPS, giúp giảm ùn tắc và xây dựng môi trường sống an toàn, hiệu quả hơn.

Dù đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong cách con người sống và làm việc, song thuật toán Học sâu và các ứng dụng mới chỉ ở giai đoạn bình minh. Tương lai của Học sâu là không có giới hạn, với tốc độ tăng trưởng theo cấp số mũ.

Đặc biệt, Học sâu kết hợp cùng Dữ liệu lớn sẽ là chìa khóa giải quyết những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt, như biến đổi khí hậu, dịch bệnh hay bùng nổ dân số, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng tỷ người và đặt nền móng cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Chia sẻ của các nhà khoa học giành Giải thưởng Chính VinFuture 2024

Gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, đối tác, bạn bè và người bạn đời, Giáo sư Yoshua Bengio cho biết bắt đầu tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo 20 năm trước đây khi quan tâm đến mạng lưới thần kinh và mong muốn hiểu được nguyên tắc đằng sau trí tuệ nhân tạo. Ông cho biết, trí tuệ nhân tạo cung cấp lợi ích to lớn nhưng chỉ khi chúng ta dẫn dắt AI phù hợp. Chúng ta phải hiểu quy mô lớn và thách thức này và có trách nhiệm để thực hiện thành công nỗ lực đó.

Bày tỏ vinh dự khi cùng nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024, ông Jen-Hsun Huang cho biết, đây là sự công nhận dành cho ông cùng những người bạn trong ngành trí tuệ nhân tạo bởi khả năng mang lại đột phá của AI trong khoa học-công nghệ và mọi ngành nghề.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 20

Ông Jen-Hsun Huang phát biểu. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Giáo sư Yann LeCun chia sẻ, ngày nay chúng ta quan tâm tới AI vì máy móc có thể học hỏi, tuy chưa thể đạt được như con người, động vật nhưng chúng ta đang đạt tiến triển. Theo ông, AI vẫn còn phát triển hơn nữa, thông minh hơn nữa trong những năm tới và sẽ còn có nhiều tiến triển hơn trong lĩnh vực này.

5 nhà khoa học nghiên cứu học sâu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ảnh 21

Giáo sư Yann LeCun cho rằng, AI sẽ còn phát triển hơn nữa, thông minh hơn nữa trong những năm tới. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

“Tôi nghĩ, thời gian tới, AI trở thành hiện tượng thường nhật trong cuộc sống chúng ta. Nếu tiếp tục đào tạo AI về ngôn ngữ, văn hóa, giá trị con người thì AI chắc chắn trở thành kho tàng dữ liệu cho nhân loại. Kho tàng này cần được chia sẻ và là công cụ để chúng ta nhân rộng kiến thức ra khắp nơi trên thế giới và thúc đẩy tiến triển khoa học công nghệ, y học để giải quyết một trong số những vấn đề lớn nhất hiện nay là ung thư, biến đổi khí hậu và các vấn đề khác. Với sự hiện diện của AI, chúng ta có thể thực hiện được những bước tiến hơn nữa trong tương lai”, GS Yann LeCun bày tỏ.

back to top