Tại hội thảo, các đại biểu trình bày, thông tin chính sách an sinh xã hội của nước Đức hiện nay, kinh nghiệm xây dựng chương trình an sinh xã hội của Đảng dân chủ xã hội Đức, sự tác động của cách mạng lần thứ tư đối với người lao động và bảo đảm an sinh xã hội đối với người lao động, mối quan hệ giữa Nhà nước-Doanh nghiệp-Tổ chức đại diện người lao động trong thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Các đại biểu cho rằng, chính sách an sinh xã hội của nước Đức có nhiều tiến bộ, toàn diện giải quyết vấn đề người lao động gặp phải như: nhà ở, thiếu việc làm, thu nhập thấp, bệnh tật, nghèo đói…
Đại biểu quốc tế tham luận tại hội thảo. |
Việt Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Vì vậy Việt Nam có thể nghiên cứu, học tập và xây dựng chính sách an sinh xã hội phù hợp với điều kiện đất nước.
Đó là chính sách tạo việc làm, thu nhập và giảm nghèo thông qua chính sách đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, tín dụng. Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro về sức khỏe khi ốm đau, tai nạn, tuổi già…
Chính sách trợ giúp xã hội để hỗ trợ đột xuất và thường xuyên khi người lao động gặp rủi ro bất thường. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản để người dân tiếp cận với các dịch vụ cơ bản ở mức tối thiểu như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin, trợ giúp pháp lý…