Cải cách bộ máy ở Trung Quốc: Tập trung vào khoa học-công nghệ và tài chính-ngân hàng

NDO - Mới đây, Hội nghị Trung ương 2 khóa 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua Phương án cải cách bộ máy Đảng và Nhà nước, trong đó xác định đi sâu cải cách bộ máy Quốc vụ viện (Chính phủ) là một nhiệm vụ quan trọng.
0:00 / 0:00
0:00
Các đại biểu Quốc hội Trung Quốc nghiên cứu Phương án cải cách bộ máy Quốc vụ viện. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Các đại biểu Quốc hội Trung Quốc nghiên cứu Phương án cải cách bộ máy Quốc vụ viện. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Theo Phương án cải cách bộ máy Quốc vụ viện trình Quốc hội Trung Quốc khóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ nhất, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ ở các lĩnh vực trọng điểm sẽ được điều chỉnh, tối ưu hóa, bao gồm: khoa học-công nghệ; giám sát, quản lý tài chính-ngân hàng; quản lý dữ liệu; phát triển nông thôn; quyền sở hữu trí tuệ; công tác người cao tuổi.

Cải cách lần này được cho là nhằm thích ứng với các yêu cầu xây dựng bố cục phát triển mới, thúc đẩy phát triển chất lượng cao, chuyển đổi chức năng chính quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng toàn diện đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa, bảo đảm cho sự phát triển của đất nước.

Để thực hiện mục tiêu cải cách bộ máy, Trung Quốc dự kiến tinh giản 5% biên chế khối các cơ quan Trung ương. Số biên chế có được sau khi tinh giản sẽ được sử dụng vào việc tăng cường cho các lĩnh vực và công tác trọng điểm.

Để thực hiện mục tiêu cải cách bộ máy, Trung Quốc dự kiến tinh giản biên chế khối các cơ quan Trung ương. Theo đó, tất cả các cơ quan của Trung ương Đảng và Nhà nước đều phải tiến hành tinh giản với tỷ lệ 5%, số biên chế có được sau khi tinh giản sẽ được sử dụng vào việc tăng cường cho các lĩnh vực và công tác trọng điểm.

Cải cách lĩnh vực khoa học-công nghệ

Khoa học-công nghệ được Trung Quốc xác định là mấu chốt của phát triển chất lượng cao. Đợt cải cách này tập trung vào tối ưu hóa chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ, thành lập cơ quan quản lý dữ liệu và hoàn thiện thể chế quản lý sở hữu trí tuệ.

Cụ thể, Bộ Khoa học công nghệ sẽ tập trung vào các chức năng thúc đẩy xây dựng thể chế huy động nguồn lực cả nước kiểu mới, tối ưu hóa quản lý toàn chuỗi đổi mới sáng tạo khoa học-công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi thành tựu khoa học-công nghệ, liên kết phát triển khoa học-công nghệ với kinh tế-xã hội; các nhiệm vụ quản lý vĩ mô như quy hoạch chiến lược, cải cách thể chế, điều phối nguồn lực, chính sách pháp luật, kiểm tra, giám sát; trực tiếp thực hiện công tác nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, xây dựng phòng thí nghiệm cấp quốc gia, các dự án lớn về khoa học-công nghệ, xây dựng hệ thống chuyển giao khoa học-công nghệ, hệ thống giám sát, đánh giá, liêm chính khoa học-công nghệ, xây dựng đội ngũ, hợp tác quốc tế.

Khoa học-công nghệ được Trung Quốc xác định là mấu chốt của phát triển chất lượng cao. Đợt cải cách này tập trung vào tối ưu hóa chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ, thành lập cơ quan quản lý dữ liệu và hoàn thiện thể chế quản lý sở hữu trí tuệ.

Các chức năng tổ chức quy hoạch và xây dựng chính sách khoa học-công nghệ thúc đẩy các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển xã hội, ngành nghề công nghệ cao, thị trường công nghệ; thu hút chuyên gia nước ngoài... được chuyển về cho các bộ, ngành phụ trách. Cùng với đó, cơ chế phân phối, sử dụng nguồn lực cho khoa học-công nghệ cũng được đi sâu cải cách, với nhiều nguồn quỹ, ngân sách được chuyển về cho cơ quan quản lý chuyên ngành.

Đáng chú ý, Trung Quốc thành lập Cục Dữ liệu quốc gia, với chức năng điều phối, thúc đẩy xây dựng hạ tầng và thể chế về dữ liệu, điều tiết việc tích hợp, chia sẻ, phát triển và sử dụng tài nguyên dữ liệu, thúc đẩy tổng thể quy hoạch và xây dựng "Trung Quốc số", kinh tế số, xã hội số.

Cơ quan này cũng sẽ phụ trách việc thực hiện tin học hóa dịch vụ công và quản trị xã hội, thúc đẩy xây dựng đô thị thông minh, thúc đẩy phát triển kinh tế số, thực hiện chiến lược dữ liệu lớn (big data) quốc gia...

Nhằm hoàn thiện thể chế quản lý sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia được nâng cấp lên đơn vị trực thuộc Quốc vụ viện, nhằm thúc đẩy xây dựng cường quốc sở hữu trí tuệ, nâng cao trình độ sáng tạo, vận dụng, bảo vệ, quản lý và phục vụ về sở hữu trí tuệ.

Tăng cường quản lý tài chính-ngân hàng-chứng khoán

Lĩnh vực tài chính-ngân hàng-chứng khoán cũng là trọng tâm cải cách bộ máy lần này ở Trung Quốc với việc thành lập Tổng cục Giám sát tài chính nhà nước trực thuộc Quốc vụ viện, phụ trách công tác giám sát, quản lý đối với toàn bộ ngành tài chính, trừ lĩnh vực chứng khoán; tăng cường giám sát, quản lý bộ máy, hành vi, chức năng tài chính; phụ trách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính; quản lý, phòng ngừa và xử lý rủi ro, xử lý các vi phạm liên quan lĩnh vực tài chính.

Riêng lĩnh vực quản lý chứng khoán, Ủy ban Giám sát quản lý chứng khoán Trung Quốc được nâng cấp lên cơ quan trực thuộc Quốc vụ viện, nhằm tăng cường chức năng giám sát, quản lý thị trường vốn; được bổ sung nhiệm vụ thẩm định, cấp phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Đáng chú ý, thể chế giám sát, quản lý tài chính và hệ thống chi nhánh Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sẽ được cải cách theo hướng tăng cường bộ máy và nhân lực cho cơ quan quản lý tài chính Trung ương cử đến các địa phương; thành lập chi nhánh PBoC tại 31 tỉnh, thành phố, khu tự trị; không thiết lập hệ thống chi nhánh ở cấp huyện, thị.

Cải cách được tiến hành với định hướng hoàn thiện hơn nữa hệ thống tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, giúp cho hệ thống tài chính an toàn hơn, hỗ trợ tốt hơn cho việc mở cửa đối ngoại với trình độ cao.

Thống đốc PBoC Dịch Cương

Ngoài ra, Trung Quốc đẩy mạnh hoàn thiện thể chế quản lý vốn tài chính nhà nước và chuẩn hóa, quản lý thống nhất cán bộ thuộc các cơ quan quản lý tài chính như PBoC, Tổng cục Giám sát quản lý tài chính nhà nước, Ủy ban Giám sát quản lý chứng khoán Trung Quốc, Cục Quản lý ngoại hối nhà nước. Theo đó, các cơ quan này được sử dụng biên chế hành chính, cán bộ, nhân viên là công chức nhà nước.

Theo đánh giá, trong đợt cải cách bộ máy lần này, lĩnh vực tài chính chiếm tới gần một nửa trong 13 nội dung cải cách, cho thấy tầm quan trọng của công tác giám sát, quản lý tài chính. Đặc biệt, việc giám sát, quản lý đối tài chính chủ sở hữu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính, sẽ góp phần phòng ngừa và xử lý các rủi ro tài chính.

Thống đốc PBoC Dịch Cương cho biết, việc cải cách được tiến hành với định hướng hoàn thiện hơn nữa hệ thống tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, giúp cho hệ thống tài chính an toàn hơn, hỗ trợ tốt hơn cho việc mở cửa đối ngoại với trình độ cao.

Ngoài 2 lĩnh vực khoa học-công nghệ và tài chính-ngân hàng, đợt cải cách bộ máy này của Trung Quốc còn tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chăm sóc người cao tuổi, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân..., nhằm giải quyết các bài toán mà thực tiễn đề ra, tạo nền tảng để quốc gia này thực hiện chiến lược phát triển chất lượng cao.